Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Giúp bé phát triển ngôn ngữ những năm đầu đời

Ngay từ khi mới sinh, bé đã học kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp và có thể phản ứng với các âm thanh khác nhau. Rèn luyện ngôn ngữ không chỉ là học cách phát âm bà bà , mẹ mẹ; lắng nghe, hiểu và ghi nhớ tên của những người và đồ vật xung quanh cũng là một phần của phát triển kỹ năng này.

Trẻ hình thành kỹ năng hiểu ngôn ngữ trước khi bắt đầu nói. Mỗi bé phát triển theo nhịp điệu riêng nhưng vẫn có những mốc chung cho giai đoạn đầu đời.  
 
Những điều bé học được trước khi nói
 
Trẻ giao tiếp với thế giới thông qua:
 
  • Khóc
  • Cảm thấy yên ổn khi nghe giọng nói quen thuộc hoặc trấn tĩnh lại, thôi không khóc khi bắt đầu nghe thấy tiếng người quen.
  • Khám phá các đồ vật bằng cách đập, ném hay đưa đồ vào miệng.
  • Bắt chước động tác của người khác như vẫy tay chào tạm biệt.
  • Phun phì phì để tỏ ý vui sướng, dễ chịu.
  • Cùng nhìn một đồ chơi hay một bức tranh với bố mẹ, ông bà. Việc chia sẻ sự chú ý này là một kỹ năng rất quan trọng.
  • Dùng khuôn mặt của mình để giao tiếp, ví dụ mỉm cười, nhăn mặt.
  • Lắng nghe các âm thanh, giọng nói và cố gắng đáp lại hay tương tác.
  • Học cách sử dụng giọng nói để giao tiếp.
  • Cùng bố mẹ luân phiên phát ra âm thanh.
  • Gừ gừ hay phát ra các âm ‘u', 'a'.
  • Bập bẹ bà bà, mẹ mẹ.  
Năm đầu đời là giai đoạn rất quan trọng cho giao tiếp và phát triển ngôn ngữ. Cha mẹ cần khuyến khích bé phát triển các kỹ năng nói trên. 

Những từ đầu tiên
 
Dần dần bé bắt đầu hình thành khả năng giao tiếp giàu ý nghĩa hơn: 
  • Sử dụng những từ đơn giản như 'bà', “mẹ”.
  • Thể hiện ‘có’ hay ‘không’ bằng cách gật hoặc lắc đầu.
  • Nghĩ ra từ để đặt tên cho những đồ vật quen thuộc.
  • Bắt đầu nhận biết và thuộc tên các đồ vật được xử dụng thường xuyên. 
  • Dùng từ đơn giản để yêu cầu một việc gì đó, chẳng hạn nói ‘măm măm’ để đòi ăn.
  • Bắt đầu nhớ tên các bộ phận đơn giản của cơ thể như mắt, mũi, tai.
  • Tuân theo các chỉ dẫn đơn giản như ‘lại đây’, ‘ngồi xuống’, ‘vỗ tay’.
 
- Bé 2 tuổi
  • Nói được 50-200 từ.
  • Bắt đầu ghép 2 hay 3 từ thành câu đơn giản như ‘bế em’, ‘uống nước’, ‘mẹ đi làm’…
  • Có thể trả lời những câu hỏi đơn giản như ‘đây là gì?’, ‘cún con đâu rồi?’
  • Có thể tuân thủ các chỉ dẫn đơn giản gồm 2 từ khóa như ‘đặt quả táo vào hộp’, ‘đưa bố quyển sách’, ‘lấy bóng và giầy’.
  • Có thể lật trang của sách bìa cứng và chỉ vào hay đọc tên các đồ vật bé nhận biết được.
 
- Bé 3 tuổi
  • Dùng các câu dài hơn, có tới 5 từ, chẳng hạn ‘bé công viên với mẹ’.
  • Có thể dùng từ ‘và’ để nối hai câu, ví dụ “ bé ăn bánh và uống sữa’.
  • Hiểu và trò chuyện về màu sắc, kích thước, hình khối đơn giản cũng như vị trí, chẳng hạn hiểu được sự khác biệt giữa ‘lớn’ và ‘bé’, giữa ‘trong’, ‘ngoài’ và ‘dưới’.
  • Có thể tuân thủ các chỉ dẫn gồm 3 từ khóa như ‘chỉ cho mẹ mũimắt và bụng bé nào’, hay ‘đưa bố quả bóng to’ khi bé tập trung chú ý. 
  • Trò chuyện bằng những câu đơn giản. 
  • Thích nhìn vào sách cùng người lớn và chỉ vào tranh nếu được yêu cầu. Bé cũng thích giải thích về các hình minh họa. 
  • Liên tục học các từ mới
 
Làm gì để giúp bé học nghe và nói
  • Bắt chước các âm thanh của bé để khuyến khích giao tiếp hai chiều.
  • Chơi trò đơn giản như ú òa, thọc lét (cù).
  • Nói chuyện với bé, dùng các câu ngắn gọn và đơn giản. 
  • Gọi tên và chỉ vào các đồ vật bé có thể nhìn thấy, nghe thấy như quả bóng, ô tô, máy bay.
  • Hát hoặc đọc thơ cùng con.
  • Mở rộng thêm các từ đơn giản, chẳng hạn bé nói ‘ô tô’ , bạn nói ‘đẩy ô tô’.
  • Khen ngợi khi bé cố gắng nói, ví dụ ‘Đúng rồi, đây là….’
  • Mỉm cười và cho bé biết bạn đang lắng nghe con.
  • Cùng bé xem sách và giải thích cho con về các hình minh họa.
  • Tạo điều kiện để bé giao tiếp, chẳng hạn cho con lựa chọn giữa hai đồ vật; đưa đồ chơi ra xa tầm với để buộc bé phải tìm cách xin (bằng âm thanh, chỉ tay hay nhìn bạn rồi nhìn đồ chơi, nắm tay bạn). Tương tự như vậy, đợi bé nhờ giúp rồi mới đáp ứng yêu cầu của con. 
  • Chú ý duy trì giao tiếp bằng mắt từ cả hai phía khi cha mẹ nói chuyện với con.
  • Đưa con đi dạo, vào công viên hoặc những khu vui chơi, giải thích cho con về những nơi này để giúp bé nhận biết thế giới mới.
  • Hạn chế thời gian bé ngồi trước màn hình (TV, ipad, điện thoại thông minh và trò chơi điện tử) ở mức dưới 2 giờ mỗi ngày. Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo hoàn toàn không cho trẻ dưới 2 tuổi ngồi trước màn hình.
  • Khuyến khích trẻ chỉ xem các chương trình TV có ích cho việc học tập. Giúp bé trở thành người xem chủ động và hiểu những điều diễn ra trên màn hình bằng cách đặt câu hỏi hoặc đưa ra nhận xét về những gì bé nhìn thấy, ví dụ ‘gấu con làm gì vậy’, ‘con cũng nhảy được’, …
 
 
- Giao tiếp bắt đầu từ khi trẻ chào đời và các âm thanh mà bé phát ra đều có nguyên do và ý nghĩa.

- Trẻ học nghe và nhìn - vì vậy hãy nói chuyện với bé, hát và đọc thơ cho bé nghe, cùng bé đọc truyện.
 
 
BS Trần Thu Thủy - Theo bv Nhi TW
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm