Sún răng là hiện tượng tiêu dần men răng sữa của trẻ 1-3 tuổi. Răng cửa hàm trên hay mắc hơn. Bắt đầu là một chấm nâu rồi đen ở mặt ngoài. Răng dần dần mủn và tiêu đi, không đau nhức, chỗ bị sún chỉ nông chứ không sâu, lâu dần chỉ còn những mỏm răng gần tụt xuống lợi làm chân răng nằm sát với lợi, rất cứng, đen bóng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sún răng, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do bé ăn nhiều đồ ngọt, các loại thức ăn có hàm lượng đường cao, tính bám dính mạnh nên dễ lên men sinh axit.
Lớp men răng và lớp ngà răng của răng sữa tương đối mỏng, độ canxi hóa thấp nên dễ bị sâu và khi đã bị sâu qua lớp men thì tốc độ bệnh tiến triển rất nhanh vì ngà răng kém cứng hơn men răng.
Răng dần dần mủn và tiêu đi làm giảm thể tích thân răng, không đau nhức, hoặc do chế độ dinh dưỡng của bé bị thiếu canxi và fluor khiến cho răng bị tổn thương.
Cũng có thể do mẹ sử dụng thuốc kháng sinh như: Tetracycline, Doxycycline khi mang thai, làm cho răng bé phát triển không tốt, chất lượng men răng kém, độ cứng không cao.
Ảnh minh họa
Răng dễ bị tổn thương hơn nếu cùng chịu một tác động của yếu tố nguy cơ sâu răng, dễ bị sâu, mẻ, vỡ răng, men răng biến thành màu vàng sẫm.
Một số nguyên nhân phổ biến nữa là do cha mẹ chăm sóc răng miệng cho bé không đúng cách, khiến vi khuẩn hình thành mảng bám trên bề mặt răng.
Để cải thiện hàm răng của bé, các mẹ nên:
- Chú ý vệ sinh răng miệng cho bé. Vệ sinh bằng bàn chải đánh răng có thể khó khăn, do đó có thể thay bằng gạc sạch thấm nước, nhẹ nhàng chà sạch mặt trong, ngoài của nướu và răng.
- Nếu bé chưa thể bỏ việc uống sữa về đêm, hãy luôn để một bình nước lọc bên cạnh để cho bé tráng miệng lại.
- Khi răng bé đã mọc tương đối đầy đủ (khoảng 2-3 tuổi), nên tập cho trẻ thói quen tự dùng bàn chải đều đặn sau mỗi lần ăn với một ít kem đánh răng loại dành cho bé.
- Ngoài ra, cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho bé, tránh uống quá nhiều nước ngọt.
- Bổ sung thức ăn nhiều chất xơ, giàu fluor như: cá biển, trứng, sữa tươi và các chế phẩm từ sữa.
- Cà rốt cũng là loại thức ăn khiến răng chắc khoẻ, giúp nướu răng mau liền khi bị tổn thương và làm giảm tình trạng chảy máu chân răng.
Không đến các sơ sở y tế, không được bác sĩ kê đơn, nhiều phụ huynh tự ý mua thuốc và điều trị bệnh viêm đường hô hấp trên cho trẻ tại nhà . Việc làm này khiến bệnh tình của trẻ không được cải thiện mà còn kéo theo một số biến chứng nguy hiểm
Do đặc thù công việc, nhiều người buộc phải luân phiên làm ca đêm. Tuy nhiên, làm việc vào ban đêm dẫn đến sự mất cân bằng nhịp sinh học tự nhiên, có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch
Vitamin D rất quan trọng với nhiều chức năng ở trẻ nhỏ, như chức năng xương khớp, chức năng miễn dịch. Tuy nhiên, bổ sung vitamin D đúng cách như thế nào thì không phải bậc phụ huynh nào cũng biết
Nhiều chị em lo ngại về quầng thâm và bọng mắt ở vùng da dưới mắt, tuy nhiên, mi mắt mới là vùng da có nguy cơ lão hóa đầu tiên trên gương mặt.
Tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất phổ biến và có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Ngày Sức khỏe Tâm thần – 10/10 hàng năm là một dịp để chúng ta nhìn lại và suy ngẫm về tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe tinh thần. Trong xã hội hiện đại khi những áp lực và thách thức ngày càng gia tăng, việc duy trì một tinh thần khỏe mạnh không chỉ đơn thuần là tránh xa bệnh tật mà còn là xây dựng một nền tảng vững chắc cho một cuộc sống viên mãn và hạnh phúc.
Mái tóc khỏe đẹp, mượt mà phản ánh tình trạng sức khỏe. Khi cơ thể thiếu một số chất sẽ khiến mái tóc yếu rụng... Dưới đây là một số nhóm thực phẩm giúp mái tóc mượt.
Hội chứng Apert là một rối loạn di truyền hiếm gặp gây ra sự phát triển bất thường của sọ. Trẻ em mắc hội chứng Apert được sinh ra với hình dáng sọ và khuôn mặt biến dạng, đi cùng nhiều khuyết tật khác. Phẫu thuật tạo hình có thể giúp sửa một số bất thường xương mặt.