Nếu không chú ý thì bạn đã vô tình làm bé bị sâu răng với những thói quen xấu dưới đây.
1. Uống sirô ho không xúc miệng
Một số bà mẹ sau khi cho con uống sirô ho vào buổi tối trước khi đi ngủ (để con không bị ho vào buổi đêm) thường không cho con uống nước hoặc súc miệng do sợ làm pha loãng thuốc, làm giảm hiệu quả chữa trị của thuốc. Cách làm này không đúng vì trong phần lớn các sirô ho dành cho trẻ em đều chứa một lượng đường nhất định, nếu uống sirô trong thời gian dài sẽ tích lũy đường trong răng bé và gây ra sâu răng. Vì vậy, cho dù là thuốc thì sau khi uống sirô ho, các mẹ vẫn phải cho con vệ sinh răng như bình thường.
2. Ăn thức ăn nóng, lạnh liền nhau
Thông thường các bé thường được mẹ cho ăn cháo, cơm nóng hoặc uống sữa ấm sau đó tráng miệng bằng sữa chua, trái cây… (thường được trữ trong tủ lạnh). Việc ăn xen kẽ thức ăn nóng, lạnh như vậy thực sự rất có hại cho răng, trong một số trường hợp trẻ còn cảm thấy đau răng ngay sau khi ăn.
Các mẹ cần biết rằng, nhất là răng sữa đặc biệt nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ nóng – lạnh. Bởi vậy, đau răng do nguyên nhân này lâu ngày có thể dẫn đến viêm tủy răng và một số bệnh về răng khác.
Ảnh minh họa - Internet
3. Uống sữa, nước hoa quả trước khi đi ngủ
Trong sữa có lactose, trong nước hoa quả có dư lượng đường cao nên nếu uống trước khi đi ngủ sẽ khiến vi khuẩn đường miệng dễ dàng xâm nhập và làm tổn thương răng. Vì vậy, các mẹ phải chắc chắn bé được đánh răng và súc miệng bằng nước diệt khuẩn sau mỗi lần uống sữa hay nước hoa quả trước khi ngủ. Với các bé sơ sinh, mẹ phải vệ sinh lợi và khoang miệng của bé thật cẩn thận sau khi cho bé bú cữ buổi tối. Tuy vậy, theo các chuyên gia chăm sóc răng miệng trẻ em, cách tốt nhất là các mẹ tập cho con bỏ dần thói quen uống sữa, nước hoa quả trước khi đi ngủ.
4. Dùng răng mở nắp chai, xé bao bì
Mở nắp chai, xé bao bì, cắn chỉ khâu… hoặc cắn đồ vật cứng, nhọn sẽ tạo nên các vết nứt sâu trên răng, thậm chí có thể gây sứt hoặc mẻ răng. Ngoài ra, khi bé dùng răng để làm những việc như thế này sẽ khiến răng tiếp xúc với vi khuẩn trên miệng chai, bao bì, đồ vật… Vì vậy, các mẹ cần tỏ thái độ dứt khoát và “mạnh tay” ngăn chặn thói quen xấu này của bé.
5. Ăn quá nhiều
Ăn nhiều đồ ăn, đặc biệt là đồ chiên xào không những có thể gây khó tiêu, béo phì, viêm loét miệng… mà còn ảnh hưởng không tốt đến “sức khỏe” của răng, khiến răng phải làm việc quá nhiều và tiếp xúc với nhiều loại chất, lâu dần có thể gây ra những cơn đau răng rất khó chịu. Vì thế, các mẹ cần chú ý đến chế độ và tần suất ăn uống của con, để đảm bảo bé có chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh.
6. Hay ăn vặt
Các bà mẹ thường có thói quen cho con ăn nhẹ giữa các bữa ăn chính để đảm bảo bé luôn được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Nhưng các mẹ không biết rằng khi cho con ăn vặt như vậy, nước bọt tiết ra ít hơn, khiến đồ ăn dễ dàng bám trên răng, đặc biệt là thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây chiên. Trên thực tế, sau mỗi lần ăn như vậy, các mẹ thường không vệ sinh răng cho con vì như vậy rất bất tiện, mất thời gian và vệ sinh răng quá nhiều lần trong ngày cũng không phải là tốt. Vì thế, thường xuyên ăn vặt dễ khiến răng bị sâu và có thể làm hỏng men răng.
Các chuyên gia y khoa về chăm sóc răng miệng khuyên các mẹ nên hạn chế cho con ăn vặt, chỉ nên ăn ở mức độ nhất định và không nên cho con ăn đồ ngọt như bánh kẹo trước khi đi ngủ. Nếu cho ăn, cần phải đảm bảo bé đã được vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi lên giường đi ngủ.
Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.
Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.
Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.
Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.
Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Viêm thực quản ái toan là tình trạng mạn tính của hệ miễn dịch, do dị ứng thực phẩm gây ra, biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Ở một số người, viêm thực quản ái toan không được kiểm soát có thể gây ho. Những người bị viêm thực quản ái toan chủ yếu ho do dị ứng hoặc hen suyễn, đồng thời cũng có thể do trào ngược axit.
Vitamin K2, một dưỡng chất ít được biết đến nhưng có vai trò vô cùng quan trọng, đối với sức khỏe của trẻ em, đặc biệt là trong sự phát triển của xương và tim mạch. Thiếu hụt vitamin K2 có thể gây nên nhiều nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng quan trọng của trẻ em. Mặc dù vậy, việc thiếu hụt Vitamin K2 còn chưa được chú ý đúng mức với cộng đồng và ngay cả giới chuyên môn nhi khoa.