Eczema, còn gọi là chàm hay ngứa phát ban (vì ngứa thường xuất hiện trước). Căn bệnh thường xảy ra khi thời tiết chuyển mùa. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và thẩm mỹ của bệnh nhân. Đây là bệnh ngứa da điển hình nhất với các triệu chứng như nổi mẩn đỏ, có mụn nước và ngứa.
Bệnh Eczema chủ yếu xảy ra ở tay, khuỷu tay hoặc các nếp gấp trên cơ thể. Ảnh: Crat.
Theo Webmd, Eczema có thể gây ra các mảng ngứa chủ yếu ở tay, khuỷu tay và các khu vực "nếp gấp" trên cơ thể, như bên trong khuỷu tay và mặt sau của đầu gối. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể xuất hiện ở bất cứ đâu, bao gồm cổ, ngực, mặt hay mí mắt.
Những người bị viêm da cơ địa khi còn nhỏ có thể phát ban khô hơn, có vảy khi trưởng thành. Da bị viêm có thể bị đổi màu hoặc dày lên. Ảnh: Unsplash
Triệu chứng
Theo National Eczema, ngứa là một trong những triệu chứng chính của Eczema. Đối với một số người, ngứa thường chỉ nhẹ hoặc vừa. Nhưng với một số trường hợp, nó có thể trở nên tồi tệ hơn nhiều và họ có thể bị viêm da. Đôi khi ngứa tồi tệ đến mức khiến bạn gãi cho tới chảy máu. Điều này khiến bệnh càng trầm trọng hơn. Các triệu chứng phát triển của Eczema là:
- Da khô, nhạy cảm
- Da đỏ, viêm
- Ngứa rất kinh khủng
- Những mảng da sẫm màu
- Các mảng da sần sùi hoặc có vảy
- Vùng da bị sưng lên
Nếu bạn có làn da sậm màu, vùng bị chàm có thể sáng hoặc tối hơn.
Trong các trường hợp nặng, một người có thể gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn bao gồm sốt, ớn lạnh, nhức cơ, mệt mỏi.
Eczema không truyền nhiễm, điều đó có nghĩa là nếu bị bệnh, bạn không thể lây nhiễm nó cho người khác.
Da của bệnh nhân bị chàm hay eczema rất nhạy cảm với môi trường và hoá chất. Ảnh: Unsplash.
Nguyên nhân
Các bác sĩ không biết chính xác điều gì gây ra căn bệnh này. Loại phổ biến nhất của nó là viêm da dị ứng, giống như dị ứng. Nó cũng có thể gây ra bởi sự kết hợp giữa các yếu tố bao gồm:
- Di truyền
- Chức năng bất thường của hệ miễn dịch
- Môi trường xung quanh
- Các hoạt động có thể khiến da nhạy cảm hơn
- Khiếm khuyết ở hàng rào bảo vệ da, cho phép độ ẩm thoát ra ngoài, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập
Ngoài ra, các chất kích thích mạnh có thể gây viêm và ngứa, dẫn đến bệnh Eczema. Chạm vào hóa chất mạnh có thể gây phát ban ở bất cứ ai, nhưng những người bị bệnh Eczema nhạy cảm hơn, dù với hóa chất nhẹ như len, chất tẩy rửa, chất làm se, nước hoa hay thậm chí là nước sinh hoạt bình thường.
Một số hoạt động có thể khiến da bị khô hoặc nhạy cảm hơn, chẳng hạn như tiếp xúc quá lâu với nước; đổ mồ hôi; độ ẩm thấp vào mùa đông; sống trong khí hậu khô quanh năm; tắm nước quá nóng.
Bên cạnh đó, theo Medical News Today, Eczema có thể gây ra bởi một số virus, vi khuẩn hoặc nấm như Staphylococcus aureus, giun đũa, virus herpes đơn giản.
Các loại Eczema
Viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, tổ đỉa, viêm da dạng đồng tiền, viêm da thần kinh, viêm da tiết chất nhờn, viêm da ứ đọng là 7 dạng của Eczema. Dù bị dạng nào, bạn cũng sẽ cảm thấy rất khó chịu vì da ngứa ngáy, đỏ tấy và có thể nổi mụn. Rất khó để có thể tự chẩn đoán, nếu bạn nghĩ mình mắc bệnh, cần phải đến gặp bác sĩ ngay.
Bạn nên đi khám da liễu khi da bị ngứa lâu ngày và không được tự ý dùng thuốc bôi ngoài da khi không có sự chỉ định của bác sĩ. Ảnh: ELLE FR
Khi bị Eczema nên làm thế nào?
Những loại thuốc bôi ngoài da điều trị eczema đều chứa corticoid. Chất này không nên sử dụng quá liều và lâu ngày, dễ dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể. Vì thế, bạn cần có sự theo dõi và liều dùng rõ ràng từ bác sĩ da liễu.
Tránh xa hoá chất, hạn chế ngâm nước quá lâu để da không bị kích ứng thêm nữa và cố gắng không gãi mạnh vùng bị ngứa là điều cần phải làm. Ngoài ra, đối với những tín đồ làm đẹp, các bạn cần hạn chế sử dụng hoá mỹ phẩm. Thay vào đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu về các loại dược mỹ phẩm sử dụng được cho bệnh nhân eczema.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 6 cách bảo vệ da của bạn trong mùa đông lạnh giá
Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.
Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.