Phản ứng thuốc có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng những bệnh nhân luống tuổi là nhóm đối tượng bị ảnh hưởng rõ rệt nhất.
Nguyên nhân gây phản ứng phụ
Nghiên cứu ở những nước phát triển cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân luống tuổi phải nhập viện điều trị do phản ứng thuốc thường cao hơn khoảng 4 lần so với bệnh nhân trẻ tuổi, phản ứng thuốc cũng làm tăng thêm khoảng 1,5 lần thời gian nằm viện và 1,3 lần chi phí điều trị ở những người bệnh luống tuổi phải điều trị nội trú trong bệnh viện.
Nguyên nhân chủ yếu là do người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh mạn tính và phải dùng đồng thời nhiều loại thuốc, kể cả những loại thuốc bổ hỗ trợ điều trị, từ đó dễ xảy ra tương tác giữa các thuốc làm tăng nguy cơ của các phản ứng có hại do thuốc.
Khuyến cáo gần đây về việc điều trị sớm các bệnh mạn tính thường gặp ở người luống tuổi như tiểu đường, tăng huyết áp... cũng làm gia tăng số lượng thuốc được sử dụng ở nhóm tuổi này.
Theo một khảo sát tại Anh, 80% số người trên 75 tuổi phải dùng ít nhất 1 loại thuốc và 36% phải dùng nhiều hơn 3 loại thuốc chữa bệnh.
Bên cạnh đó, tình trạng ít vận động và sự suy giảm chức năng gan, thận do tuổi tác có thể làm giảm khả năng đào thải thuốc qua các cơ quan này, khiến thuốc bị tích lũy trong cơ thể và làm tăng nguy cơ các phản ứng có hại.
Sự sa sút trí nhớ và khả năng nhận thức ở người luống tuổi cũng có thể khiến người bệnh dùng sai thuốc hoặc không nhận biết sớm được các biểu hiện của phản ứng thuốc để kịp thời xử lý.
Cuối cùng, việc tự dùng thuốc không theo y lệnh của thầy thuốc, không đúng liều lượng, không được kiểm soát chặt chẽ và không được cảnh báo trước về các tác dụng phụ có thể xảy ra cũng là những yếu tố quan trọng góp phần làm gia tăng các phản ứng không mong muốn do thuốc ở người luống tuổi.
Dấu hiệu thường gặp
Các dấu hiệu thường gặp nhất của phản ứng thuốc ở người luống tuổi là táo bón, lú lẫn, ngã, tụt huyết áp, mất ngủ…, đều rất dễ bị nhầm lẫn với các biểu hiện của một bệnh lý mới. Khi đó, người bệnh có thể sẽ phải nhận thêm các thuốc điều trị không cần thiết và làm tăng thêm các phản ứng không mong muốn do thuốc.
Phản ứng không mong muốn do thuốc có thể gây ra do các sai sót, bất cẩn trong quá trình kê đơn và sử dụng thuốc, do tác dụng dược lý của thuốc hoặc các phản ứng đặc ứng và dị ứng do thuốc. Các sai sót trong quá trình kê đơn và sử dụng thuốc là yếu tố dễ tác động nhất, chính vì thế, phần lớn các biện pháp nhằm giảm thiểu các phản ứng không mong muốn do thuốc ở người luống tuổi tập trung vào việc giải quyết vấn đề này.
Nhận thức, hành vi, sự nhạy cảm và ý thức của người bệnh có thể có những tác động ở mức độ khác nhau đối với nguy cơ xảy ra các sai sót trong quá trình sử dụng thuốc.
Tuy nhiên, kiến thức và kỹ năng của thầy thuốc mới chính là yếu tố có tác động lớn nhất đến nguy cơ này. Sai sót trong quá trình kê đơn chiếm tới hơn 50% tổng số các sai sót của quá trình sử dụng thuốc.
Để có thể giảm thiểu những sai sót trong quá trình này, bác sĩ cần có đầy đủ kiến thức về các thuốc sử dụng và nhận thức được nguy cơ của việc sử dụng thuốc không hợp lý. Ở những nước phát triển, việc đào tạo liên tục là biện pháp cần thiết để nâng cao kiến thức cơ bản về kê đơn cho thầy thuốc.
Hạn chế phản ứng phụ thế nào?
Trong quá trình kê đơn thuốc cho người bệnh luống tuổi, một số vấn đề sau đây cần được đặc biệt lưu ý để có thể hạn chế tối đa các phản ứng không mong muốn gây ra do thuốc.
Trước tiên, người bệnh ở nhóm tuổi này nên được điều trị với số lượng thuốc ít nhất, liều dùng thấp nhất và thời gian dùng ngắn nhất có thể, khi tình trạng bệnh cho phép, nên sớm chuyển sang các biện pháp điều trị không dùng thuốc (như phục hồi chức năng, vật lý liệu pháp…).
Ngoài ra, cần lưu ý tránh dùng đồng thời cho người bệnh các thuốc có những tương tác bất lợi với nhau như kháng sinh clarithromycin với digoxin hoặc theophyllin, các sulfamide hạ đường huyết với co-trimoxazole, thuốc ức chế men chuyển với lợi tiểu verospiron…
Trong quá trình điều trị, người bệnh cũng cần được thường xuyên theo dõi và tái đánh giá hiệu quả cũng như các tai biến của việc dùng thuốc để có những điều chỉnh kịp thời. Cuối cùng, người bệnh cần được giải thích trước các nguy cơ và lợi ích của việc điều trị cũng như tác dụng phụ có thể xảy ra.
Thực hiện tốt được các biện pháp nêu trên có thể dự phòng được gần 60% những phản ứng không mong muốn do thuốc ở người luống tuổi hoặc ít nhất cũng giảm được mức độ của các phản ứng.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.
Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.
Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Chấy rận không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng có thể giúp tăng cường sức đề kháng, giảm ngứa ngáy và hỗ trợ quá trình điều trị chấy rận hiệu quả hơn.
Ngải cứu là loại rau cũng như phương thuốc được dùng phổ biến trong đời sống người dân. Mặc dù ngải cứu đã được sử dụng nhiều trong y học phương Đông với nhiều công dụng tuyệt vời trong suốt chiều dài lịch sử, tuy nhiên y học hiện đại chưa chứng minh được tất cả những lợi ích cổ truyền của ngải cứu. Cùng tìm hiểu về loại cây này qua bài viết sau đây!
Ăn cà tím hàng ngày có lợi cho sức khỏe vì đây là nguồn vitamin, chất xơ, nasumin và acid chlorogenic dồi dào.
Khi nghĩ đến thực tế ảo, người ta thường liên tưởng đến trò chơi điện tử và các loại hình giải trí khác. Nhưng nó cũng cho thấy triển vọng như một phương pháp điều trị bổ sung trong y học. Nhiều nghiên cứu ban đầu cho thấy công nghệ thực tế ảo có thể hỗ trợ giảm đau, điều trị rối loạn căng thẳng sau sang chấn, ám ảnh sợ hãi và một số triệu chứng trầm cảm.