Ô nhiễm môi trường, đặc biệt ô nhiễm không khí đang ngày càng được dư luận quan tâm bởi nó tác động trực tiếp tới sức khỏe con người. Khi lượng bụi trong không khí nhiều, các hạt bụi mịn, siêu mịn có thể tấn công cơ thể gây ra các bệnh về tai mũi họng, đặc biệt là ở trẻ em.
Bên cạnh đó, hiện dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp chủng mới do virus corona gây nên các triệu chứng ho, sốt, khó thở,... đang là mối quan tâm hàng đầu trên toàn cầu. Tất cả chúng ta đều biết rằng hiện nay việc đeo khẩu trang được khuyến nghị, thậm chí bắt buộc trong một số trường hợp, để phòng ngừa sự lây lan của virus corona.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), cha mẹ nên tránh đeo khẩu trang vải cho trẻ dưới hai tuổi, và lý do không đơn giản là vì trẻ nhỏ dường như có nguy cơ mắc Covid-19 thấp hơn. Ngược lại, khuyến nghị của CDC bắt nguồn từ việc khẩu trang có thể cực kỳ nguy hiểm cho trẻ em trong giai đoạn non nớt này, tin tức trên báo Dân trí.
"Khẩu trang không được khuyến nghị cho trẻ dưới hai tuổi do nguy cơ ngạt thở cao hơn", Eli Gasinu, bác sĩ nhi khoa ở thành phố New York cho biết. "Nói chung, trẻ nhỏ sẽ không thể tháo khẩu trang hoặc vật che mặt ra nếu chúng gặp phải vấn đề về hô hấp."
Không chỉ vậy, Leann Poston, bác sĩ nhi khoa tại Invigor Medical, nói rằng khẩu trang cũng có thể gây nguy cơ sặc, vì trẻ nhỏ có thể cố "nhai phần cao su hoặc dây buộc."
Bác sĩ cấp cứu nhi Sylvia Owusu-Ansah cho biết thêm, ngay cả với trẻ 4 hoặc 5 tuổi, tốt nhất cũng nên thận trọng về việc có nên cho trẻ đeo khẩu trang hay không. Tại sao? Bởi vì có nhiều khả năng trẻ sẽ không "chịu đựng được khẩu trang " hoặc không hiểu lý do tại sao nên đeo nó. Điều này có thể "làm tăng ham muốn chạm vào mặt và khiến tự lây nhiễm mầm bệnh".
Thay vào đó, cha mẹ có thể hạn chế thời gian ở nơi công cộng hoặc sử dụng chăn để che xe đẩy hoặc ghế ngồi ô tô trẻ khi ra ngoài. Tuy nhiên, nếu trẻ đã đủ lớn để đeo khẩu trang, và cha mẹ muốn trẻ trở nên thoải mái hơn với khái niệm này, hãy thử mua hoặc trang trí khẩu trang bằng các nhân vật hoạt hình yêu thích của trẻ hoặc luyện tập tại nhà trước khi ra ngoài. Thậm chí có thể tạo ra một trò chơi ở nơi công cộng, ví dụ như thi xem đeo khẩu trang được bao lâu, hoặc đếm xem có bao nhiêu người đeo khẩu trang trên đường.
Còn tại Việt Nam, Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp đơn giản phòng, chống dịch Covid-19 đó là: Không đi ra ngoài khi không thật sự cần thiết. Không tập trung quá 2 người tại nơi công cộng; Luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài kể cả khi làm việc; Luôn đứng cách xa người khác 2 m; Luôn rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy hoặc bằng dung dịch sát khuẩn, nhất là sau khi sờ tay vào bất cứ vật dụng nào và sau khi gặp, nói chuyện với người khác và khi về nhà; Không bắt tay khi gặp người khác, không đưa tay lên mắt, mũi miệng; Thường xuyên súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng; giữ ấm vùng ngực cổ, uống nước ấm. Thay quần áo khi về nhà và quần áo thay ra cần được ngâm với xà phòng.
Ăn uống đủ chất, ăn chín, uống chín, tập luyện thể thao phù hợp, sinh hoạt lành mạnh; Thường xuyên vệ sinh, giữ thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc; Nếu phải cách ly thì phải ở nhà, hạn chế gặp người trong nhà, thực hiện theo các hướng dẫn cách ly của cơ quan y tế; Không nên đến cơ sở y tế nếu không phải cấp cứu; Hãy hỏi cán bộ y tế bằng điện thoại hoặc qua mạng trước khi muốn đi khám bệnh; Khai báo y tế qua ứng dụng của Bộ Y tế; Theo dõi sức khỏe hàng ngày và báo ngay cho cơ quan y tế hoặc trên ứng dụng NCOVI; Không mời khách đến nhà và cũng không nên đến nhà người khác; Cuộc sống sẽ còn nhiều dịp để gặp nhau.
Tham khảo thêm thông tin tại: 7 cách đơn giản giúp bảo vệ bé trong mùa dịch
Theo một nghiên cứu mới đây, trẻ mẫu giáo dễ nổi nóng, khó bảo có thể được xem là một dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở giai đoạn sau.
Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều mối liên hệ đáng chú ý giữa nhóm máu và nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau.
Không ít phụ huynh đang nhầm lẫn dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose ở trẻ đều là cùng một bệnh lý. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Cả hai tình trạng đều khác nhau về nguyên nhân, biểu hiện. Để có thể phân biệt rõ hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!
Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được, dễ gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và quản lý bệnh tốt.
Mùa đông thường mang đến cảm giác uể oải khiến nhiều người muốn cuộn tròn trong chăn ấm áp hơn là ra ngoài vận động. Tuy nhiên, duy trì thói quen tập thể dục trong mùa lạnh lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Trong bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ phân tích những lợi ích và cung cấp những lưu ý quan trọng để bạn tập luyện an toàn và hiệu quả trong những ngày giá rét.
Các biến chứng cho thai nhi có thể xảy ra trong thai kỳ nếu bạn là Rh âm tính và thai nhi là Rh dương tính. Vậy yếu tố Rh là gì và các biến chứng mà thai nhi có thể gặp phải nếu bị bất tương thích Rh là gì? Cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Giấc ngủ của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, trẻ có thể dễ trở mình, ngủ không sâu giấc khi thời tiết chuyển lạnh dần. Vậy làm thế nào để đảm bảo con bạn có một giấc ngủ ngon và sâu trong những ngày đông giá rét? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam khám phá những mẹo hữu ích dưới đây.
Da nhạy cảm là làn da dễ phản ứng với các tác nhân kích thích như thời tiết, dị ứng hoặc một số mỹ phẩm hóa chất nhất định. Da của bạn có thể chuyển sang màu đỏ, khô, châm chích, ngứa, căng, có thể nổi cục, vảy hoặc nổi mề đay khi gặp phải các tác nhân kích thích. Các tình trạng như bệnh chàm, viêm da tiếp xúc, bệnh trứng cá đỏ, v.v. thường là nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm hơn.