Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dạy trẻ xử lý các tình huống ngộ độc

Chất độc vào người qua mắt, mũi, miệng hay da và có thể gây tổn thương cơ quan mức độ khác nhau, thậm chí gây tử vong. Cha mẹ, thầy cô nên dạy trẻ cách xử lý các tình huống ngộ độc thường gặp để tránh các hậu quả đáng tiếc.

Sau đây là một số hướng dẫn của Trung tâm chống độc Florida (Mỹ) dành cho phụ huynh và giáo viên. 
1. Chất độc vào người qua mũi  
  • Xảy ra khi một người hít phải khói hay khí ga.  
  • Cách  sơ cứu tốt nhất là tìm đến nơi thoáng khí, rồi gọi điện cho trung tâm chống độc để tư vấn. 
Tình huống 1: Chị gái đang cọ rửa phòng tắm và làm đổ thuốc tẩy ra sàn nhà. Chị ho sặc sụa và liên tục dụi mắt. Ngồi ở phòng khách, con cũng ngửi thấy mùi hóa chất nồng nặc. Con phải làm gì? Chạy vào phòng tắm, dùng khăn lau chùi chỗ hóa chất đổ ra nhà ?
KHÔNG. Con có thể ngất xỉu vì mùi hóa chất đậm đặc.
Việc cần làm
  • Đưa ngay chị ra khỏi phòng tắm, tìm cho chị và mình nơi thoáng khí để thở.
  • Khi không còn ho nữa,  có thể chạy nhanh vào phòng tắm, mở rộng cửa sổ cho khí độc bay bớt ra ngoài.
  • Đừng bao giờ ở lại nơi có khí hay khói gây ho, làm xót mắt hay gây khó thở.
2. Chất độc vào người qua mắt
  • Xảy ra khi chất độc bị bắn vào mặt và lọt vào mắt hoặc nhỏ nhầm dung dịch không phải thuốc nhỏ mắt.
  • Cách sơ cứu tốt nhất là rửa mắt với nước sạch trong vài phút rồi gọi điện cho trung tâm chống độc để tư vấn.
Tình huống 2:  Anh trai để tuýp thuốc chống mụn trứng cá ở bồn rửa tay trong buồng tắm. Em gái tò mò muốn biết có gì trong đó, bé kéo tuýp thuốc xuống và chẳng may bị chất lỏng bên trong tuýp thuốc bắn vào mắt. Con phải làm gì? Bảo em bé chớp mắt và dụi mắt? Tìm lọ thuốc nhỏ mắt để nhỏ cho em?
KHÔNG. Dụi mắt sẽ khiến tổn thương trong mắt trầm trọng hơn. Thuốc nhỏ mắt cũng là một hóa chất và có thể gây hại nhiều hơn lợi.
Việc cần làm
  • Rửa dung dịch trị mụn trứng cá ra khỏi mắt em, để nó không nằm lại bên trong mi mắt và tiếp tục gây tổn thương.
  • Chỉ nên dùng nước sạch để rửa mắt cho em.    
3. Chất độc vào người qua da  
  • Xảy ra khi chất độc rơi vào vùng da bị trầy xước, đổ tràn trên người, bị côn trùng đốt.  
  • Cách sơ cứu tốt nhất là rửa vết thương bằng nước sạch rồi gọi điện cho trung tâm chống độc để tư vấn.
Tình huống 3: Bố đang cầm chai thuốc tẩy chứa axit và chẳng may đánh đổ thuốc ra cánh tay, khiến tay rát bỏng. Cả nhà mỗi người một ý: bà nội đề nghị bôi dầu ăn vào vết thương, dì Lan nói cần trung hòa bằng dung dịch soda, chú Huy bảo phải bôi thuốc trị bỏng, còn mẹ thì nói cần dùng nước sạch để rửa. Ai đúng ai sai?
  • KHÔNG bôi dầu ăn hay thuốc trị bỏng lên vết bỏng do hóa chất, vì làm vậy sẽ khiến hóa chất còn nằm trên da bị kẹt lại và tiếp tục gây bỏng. 
  • KHÔNG dùng chất kiềm để trung hòa axit vì phản ứng trung hòa tạo nhiệt và sẽ gây bỏng nặng hơn.
Việc cần làm
  • Rửa vết thương bằng nước để làm sạch và mát vết thương.
4. Chất độc vào người qua miệng
  • Xảy ra khi chất độc bị bắn tóe vào miệng hoặc bị nuốt vào trong.
  • Nếu một người uống phải thuốc độc mà vẫn tỉnh táo và muốn uống một chút, cách sơ cứu tốt nhất là cho họ uống chút nước rồi gọi điện cho trung tâm chống độc để tư vấn.  
Dạy trẻ hỏi trước khi dùng đồ lạ
Một trong những biện pháp đặc biệt hiệu quả để phòng ngừa ngộ độc ở trẻ nhỏ là dạy bé thói quen luôn luôn hỏi người lớn trước khi dùng bất kỳ thứ gì lạ. Cha mẹ hoặc cô giáo có thể dạy con kỹ năng này thông qua Câu chuyện của bé Nam. 
Cô sẽ kể các con nghe câu chuyện của bé Nam. Nam đang chơi ngoài sân và thấy khát nước. Bạn chạy vào nhà và nhìn thấy trên bàn có chiếc cốc nhỏ trong đựng thứ nước màu nâu. Nam nghĩ chắc là coka cola và chìa tay với cốc, uống một ngụm. Đúng lúc này mẹ bước vào phòng, nhìn thấy vậy mẹ hốt hoảng kêu lên ‘Con đừng uống, thuốc diệt mối đấy’. Nhưng đã muộn mất rồi, bé Nam đã nuốt một ngụm. Mẹ gọi điện đến trung tâm chống độc và được khuyên phải đưa bé tới bệnh viện cấp cứu. Bé Nam bị ốm khá nặng và phải nằm viện một thời gian dài. Theo các con, Nam đã có thể làm gì để không bị ốm? Trước khi với tay lấy cốc nước trên bàn, lẽ ra Nam nên làm gì nhỉ? Bạn ấy cần hỏi ý kiến ai nhỉ?
Dành cho trẻ 3-5 tuổi:
  • Giải thích cho trẻ rằng chất độc có thể là bất cứ thứ gì gây tổn thương khi lọt vào mắt, mũi, miệng hay da.
  • Dạy trẻ rằng rất nhiều chất độc trông giống đồ ăn thức uống bình thường và bé cần hỏi ý kiến bố mẹ trước khi nếm bất kỳ thứ gì lạ. 
  • Cho trẻ làm quen với các đồ vật có thể gây ngộ độc, từ những chất gây độc hiển nhiên (như hóa chất, chất tẩy rửa, thuốc diệt côn trùng) , tới những sản phẩm có thể dùng trên người (như nước gội đầu, xà phòng tắm, thuốc đánh móng tay, các loại thuốc mỡ), hay các sản phẩm mà bé vẫn đùng hàng ngày (vitamin, thuốc chữa bệnh).
  • Giải thích với bé rằng sản phẩm sử dụng sai mục đích có thể gây ngộ độc (chẳng hạn nước gội đầu không thể dùng để uống, thuốc chữa bệnh không thể ăn thoải mái như kẹo...). 
BS Trần Thu Thủy - Theo Bv Nhi TW
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Ăn gì cho đẹp da, khắc phục da sần sùi do vảy nến?

    Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.

  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

Xem thêm