Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đau nửa đầu vai gáy có đáng lo không?

Nhiều người bệnh thường xuyên bị đau nửa đầu còn cảm nhận cơn đau quanh cổ vai gáy, gây cứng cổ. Vậy mối liên hệ giữa hai tình trạng này là gì, có đáng lo ngại hay không?

Làm thế nào để xoa dịu cơn đau nửa đầu vai gáy?

Nguyên nhân nào gây đau nửa đầu vai gáy?

Đau đầu migraine hay hội chứng đau nửa đầu là tình trạng các cơn đau đầu dữ dội, cảm giác nhói theo từng đợt, xuất hiện chỉ ở một bên đầu đi kèm với cảm giác buồn nôn, rối loạn thị lực, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh.

Đau nửa đầu có thể ảnh hưởng tới cả vùng cổ và vai gáy. Tuy nhiên, tình trạng này dễ nhầm lẫn với cơn đau đầu do cột sống cổ bắt nguồn từ phía sau gáy (vị trí đốt sống cổ), lan từ sau đầu ra trước. Nguyên nhân có thể xuất phát từ viêm khớp cột sống trên, dây thần kinh bị chèn ép hoặc chấn thương. 

Theo các chuyên gia, đau cổ vai gáy có thể là triệu chứng của bệnh đau nửa đầu. Thậm chí, biểu hiện này còn thường gặp hơn cảm giác buồn nôn. Khoảng 70-80% người bệnh đau nửa đầu sẽ bị đau vai gáy ở giai đoạn đầu, báo hiệu cơn đau nửa đầu sắp tấn công. Dù vậy, các chuyên gia chưa tìm ra nguyên nhân gốc rễ đằng sau mối liên hệ giữa cơn đau nửa đầu và đau vai gáy.

Biện pháp giảm đau vai gáy khi bị đau nửa đầu

Xoa bóp cổ và thái dương hỗ trợ thư giãn cơ bắp, giảm đau nửa đầu vai gáy

Xoa bóp cổ và thái dương hỗ trợ thư giãn cơ bắp, giảm đau nửa đầu vai gáy.

Hội chứng đau nửa đầu migraine ảnh hưởng đến ước tính hơn 10% số người trên toàn thế giới, phụ nữ dễ mắc hơn nam giới. Tình trạng đau đầu mạn tính này ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người mắc. Để hạn chế phụ thuộc vào thuốc giảm đau, người bị đau nửa đầu vai gáy có thể thử các biện pháp tự nhiên như:

- Xoa bóp: Việc ấn vào các huyệt ở thái dương, trán, hoặc xoa bóp vùng cổ có thể giúp tạm thời giảm cơn đau nửa đầu. Bạn có thể day ấn nhẹ bằng ngón tay, hoặc dùng khăn buộc quanh đầu.

- Chườm ấm: Với một số bệnh nhân, cơn đau nửa đầu xảy ra do hiện tượng mạch máu co giãn bất thường. Khi đó, chườm ấm ở sau gáy hoặc tắm nước nóng có thể giúp tạo ra cảm giác thư giãn, từ đó giảm đau. Lưu ý chỉ chườm ấm 15 phút một lần, mỗi lần cách nhau khoảng 2 tiếng tránh làm vùng da sau gáy bị bỏng.

Chườm lạnh sau gáy giúp giảm nhẹ cơn đau đầu kèm đau vai gáy

Chườm lạnh sau gáy giúp giảm nhẹ cơn đau đầu kèm đau vai gáy.

- Chườm lạnh: Trong một số trường hợp, chườm lạnh có thể hữu hiệu với người bệnh đau nửa đầu. Túi chườm lạnh giúp giảm hiện tượng co thắt cơ bắp và viêm, từ đó giảm đau. Bạn có thể chườm lạnh lên trán, thái dương hoặc cổ.

- Duy trì tư thế chuẩn: Ngồi gù lưng trước màn hình máy tính cả ngày có thể gây ra áp lực với các cơ bắp và khớp ở vùng cổ. Về lâu dài, tư thế xấu có thể làm kích thích cơn đau đầu. Bạn nên ngồi thẳng lưng, tai thẳng trên vai và hông, giữ cột sống ở vị trí trung tính. Khi làm việc cũng nên giải lao, đứng dậy thường xuyên và tập thể dục vừa sức.

- Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ là một trong những yếu tố có thể kích thích cơn đau nửa đầu. Bạn nên ngủ đủ giấc, nằm trên gối có độ cao phù hợp để tránh đau cổ.

Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM (VIAM Clinic) trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam tư vấn, cung cấp chế độ dinh dưỡng cá thể dành cho những người đang điều trị các bệnh mạn tính, trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân béo phì phụ nữ mang thai và cho con bú,... Hãy liên hệ với VIAM Clinic nếu bạn muốn có chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị và cải thiện sức khỏe TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935.18.3939 hoặc 024.3633.5678

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những vấn đề sức khỏe liên quan đến bệnh đau nửa đầu.

Trang Vũ - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm