Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đâu là dấu hiệu cảnh báo bệnh tay chân miệng trở nặng?

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, ít gây biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu cảnh báo bệnh tay chân miệng ở trẻ trở nặng, phụ huynh cần chú ý theo dõi, đưa bé đi khám kịp thời.

Biểu hiện của bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng có thể xuất hiện ở bất cứ mùa nào trong năm (thường bùng phát mạnh nhất vào mùa Thu). Bệnh do virus thuộc nhóm enterovirus gây ra, phổ biến nhất là coxsackievirus A16 và enterovirus 71. Các virus này sống trong đường tiêu hóa và lây từ người sang người qua tiếp xúc thông thường.

Tay chân miệng thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi

Khi trẻ bị tay chân miệng thường có các biểu hiện như:

- Sốt, biếng ăn.

- Đau họng.

- Khó chịu, cảm thấy không khỏe.

- Đau, tấy đỏ, tổn thương dạng bọng nước trên lưỡi, lợi và bên trong má.

- Phát ban đỏ, không ngứa nhưng đôi khi thấy bọng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân…

Dấu hiệu trẻ bị bệnh tay chân miệng ở giai đoạn nặng cần nhập viện

Trong hầu hết trường hợp, bệnh tay chân miệng sẽ khỏi sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, có 3 dấu hiệu thường thấy khi bệnh trở nặng, phụ huynh cần biết để cho trẻ đi khám tại cơ sở y tế uy tín, tránh biến chứng nặng nề:

Quấy khóc kéo dài

Khi bị tay chân miệng, trẻ có thể quấy khóc cả đêm hoặc cứ ngủ từ 15 - 20 phút lại dậy và quấy khóc liên tục. Nhiều phụ huynh cho rằng trẻ khóc vì bị đau do các nốt lở loét trong miệng. Nhưng thực tế, đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm.

Sốt cao liên tục không hạ

Sau khi dùng thuốc mà trẻ không cắt sốt cần đưa trẻ đến gặp bác sỹ

Khi bệnh tay chân miệng trở nặng, trẻ có thể sốt trên 38,5 độ C liên tục hơn 48 giờ và không tác dụng với thuốc hạ sốt paracetamol. Điều này cảnh báo mức độ viêm rất mạnh trong cơ thể trẻ.

Hay giật mình

Đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh. Cha mẹ cần chú ý quan sát tần suất trẻ bị giật mình có thường xuyên hay tăng theo thời gian hay không, ngay cả khi trẻ đang chơi đùa.

Bệnh tay chân miệng có tái phát?

Trẻ có thể mắc bệnh tay chân miệng nhiều lần do có nhiều dạng virus khác nhau. Khi mắc bệnh, trẻ chỉ miễn dịch với 1 dạng virus cụ thể, những lần mắc bệnh khác có thể xảy ra do lây nhiễm một type virus khác. Do đó, sau khi điều trị tay chân miệng, cha mẹ nên phòng bệnh tái phát cho con bằng cách:

- Vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng, thực hiện dưới vòi nước sạch (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt lúc trước khi chế biến thực phẩm, trước và sau khi cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh…

- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tuân thủ quy tắc “Ăn chín uống sôi”; Nên ngâm vật dụng ăn uống bằng nước sôi trước khi sử dụng; Đảm bảo nguồn nước sạch trong sinh hoạt; không nhai, mớm thức ăn cho trẻ; không để trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm đồ chơi…

- Tích cực vệ sinh bề mặt mà trẻ hay tiếp xúc như đồ chơi, tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, mặt bàn/ghế… bằng chất tẩy rửa thông thường.

- Cách ly trẻ với những người đang mắc bệnh hoặc nghi ngờ bị tay chân miệng.

Cha mẹ nên cách ly trẻ tại nhà trong 10-14 ngày đầu của bệnh.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Cách phân biệt thủy đậu và tay - chân - miệng

Phạm Quỳnh H+ (Theo Webmd) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 18/07/2025

    5 loại thực phẩm giúp ngăn ngừa loãng xương

    Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.

  • 18/07/2025

    Ô nhiễm không khí và nguy cơ với sức khỏe, những giải pháp bảo vệ sức khỏe cho trẻ em.

    Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.

  • 17/07/2025

    3 tác dụng phụ của quả vải và lưu ý khi ăn vải

    Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.

  • 17/07/2025

    Nhiệt độ thời tiết ảnh hưởng thế nào tới tâm trạng của bạn?

    Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây

  • 16/07/2025

    Ăn rau quả nhiều màu sắc có lợi gì cho sức khỏe?

    Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

  • 16/07/2025

    Sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ: Những dấu hiệu cảnh báo không nên bỏ qua

    Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ nhỏ lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.

  • 15/07/2025

    Các hoạt động thể thao dưới nước phù hợp cho người cao tuổi trong mùa hè

    Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.

  • 14/07/2025

    Bài tập tốt nhất cho chứng đau thắt lưng

    Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.

Xem thêm