Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cuộc đua giữa biến thể virus SARS-CoV-2 và chủng ngừa COVID-19

Cuộc đua giữa biến thể SARS-CoV-2 và việc chủng ngừa có thể sớm trở thành trò chơi sinh tử giữa nhân loại và virus. Tuy nhiên, thành tựu khoa học đã giúp chúng ta hiểu sâu hơn về virus SARS-CoV-2 và tập tính của chúng.

Theo hãng tin Channel News Asia, biến thể virus SARS-CoV-2 có thể vượt qua tốc độ chủng ngừa COVID-19 tại nhiều quốc gia trên thế giới. Điều này càng khiến nhiều người lo sợ.

Các nhà khoa học trên thế giới đang theo dấu các biến thể COVID-19 để tìm ra các chủng lây lan mạnh nhất và tìm hiểu tác động của chúng đến sức khỏe mỗi cá nhân ra sao. Thậm chí họ cần biết tính hiệu quả vắc xin trong việc chống các biến thể.

Nhiều bằng chứng cho thấy một số đột biến của biến thể COVID-19 có thể giúp virus lây lan mạnh hơn, một số khác lại cho phép virus làm giảm tính hiệu quả của vắc xin.

Mặc dù trong một số trường hợp vắc xin không chống các biến thể hiệu quả, nó vẫn giúp làm giảm số ca nhiễm, nhập viện và tử vong vì COVID-19.

Một số biến thể có thể gây nguy cơ tử vong nhưng nếu xét về biến thể B.1.1.7 (biến thể Anh), nhìn nó không thua gì thế hệ trước về độc lực.

Biến thể xuất hiện vì virus SARS-CoV-2 biến đổi liên tục

Biến thể chính là kết quả tự nhiên từ sự tiến hóa của virus.

Tình trạng đột biến xảy ra khi virus mắc phải lỗi khi tự nhân bản. Một số đột biến không gây ảnh hưởng đến tập tính của virus nhưng nó sẽ giúp virus lây nhiễm nhanh hơn.

Ví dụ, sự đột biến của virus sẽ giúp nó xuất hiện ở mũi và cổ họng nhanh hơn so với ở phổi.

Biến thể virus SARS-CoV-2 xuất hiện ở mũi dễ lây lan mạnh hơn vì chúng lây qua giọt bắn khi ta hắt hơi hay ho.

Đây chỉ là một ví dụ về sự đột biến của virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa thể khẳng định nhiều hơn về sự ảnh hưởng do tính đột biến về virus SARS-CoV-2.

Thành tựu khoa học giúp chúng ta chống biến thể virus SARS-CoV-2 tốt hơn

Giải trình tự gen của virus SARS-CoV-2 đã trở thành một thành tựu khoa học. Nó giúp chúng ta hiểu về sự thay đổi của virus theo thời gian.

Ngay từ đầu đại dịch COVID-19, đã có hơn 1.5 triệu bộ gen của virus SARS-CoV-2 được giải trình. Đã có ít hơn 10.000 bộ gen trong đại dịch cúm 2009 được giải mã và đó là thành tựu lớn.

Dữ liệu giải trình cho phép các nhà khoa học theo dõi kỹ lưỡng bộ gen của virus. Đồng thời, họ cũng có thể xác định biến thể ở các phòng thí nghiệm và các cuộc thử nghiệm lâm sàng (mặc dù chúng ta vẫn chưa rõ ảnh hưởng của sự đột biến của virus).

Dựa theo các dữ liệu giải trình, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chú trọng đến các biến thể đáng chú ý nhằm biết được sự thay đổi tập tính (gây bệnh nặng hơn) hoặc thay đổi về bản chất (dễ lây nhiễm hơn).

Biến thể đáng chú ý là các biến thể gây dịch bùng phát ở một cộng đồng hay xuất hiện nhiều quốc gia.

Biến thể đáng chú ý trở thành biến thể đáng lo ngại nếu có bằng chứng cho thấy virus lây lan mạnh hơn hay độc lực của chúng nguy hiểm hơn. Nói cách khác, chúng có thể làm mất tác dụng của thuốc hay vắc xin chống COVID-19.

Sự đột biến xảy ra một cách tự nhiên trong quá trình nhiễm bệnh. Vì vậy, các biến thể đáng quan tâm và đáng lo ngại xuất hiện tại các ổ dịch bùng phát không kiểm soát được là điều không có gì phải ngạc nhiên.

Khi một con virus xâm nhập vào cơ thể không có miễn dịch, nó sẽ lây lan dữ dội và khiến hàng triệu người bị nhiễm bệnh.

Hiện tượng này xảy ra ở nhiều quốc gia, các biến thể xuất hiện ở Anh, Nam Phi và Mỹ... Khi đó, họ chưa kiểm soát được ổ dịch COVID-19. Gần đây, các ổ dịch xuất hiện nhiều ở Brazil, Ấn Độ và Việt Nam.

Sẽ còn nhiều biến thể xuất hiện trước khi dân số toàn cầu chủng ngừa đủ hay có được hệ miễn dịch do bị nhiễm virus SARS-CoV-2 trước đó.

Tin vui chính là vắc xin vẫn có khả năng chống được các biến thể virus SARS-CoV-2 và chúng ta kỳ vọng chúng vẫn sẽ giữ được tính hiệu quả trong tương lai.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy vắc xin Pfizer/BioiNTech vẫn đạt hiệu quả 88% trong việc chống biến thể Ấn Độ. Trong khi đó, tính hiệu quả chống biến thể Anh của loại này là 93%. Ngoài ra, tính hiệu quả ngăn ngừa tình trạng nhập viện và tử do COVID-19 của vắc xin Pfizer/BioNTech còn cao hơn.

Theo Worldometers, tính đến sáng ngày 2/6/2021, tổng số ca nhiễm COVID-19 trên thế giới là 171.927.802 người, tổng số ca phục hồi là 154.607.618 người và tổng số ca tử vong toàn cầu là 3.575.545 người.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chúng ta đã tiến gần đến khả năng miễn dịch cộng đồng với COVID-19 như thế nào?

Trọng Dy - Theo alobacsi.com
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

Xem thêm