Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chúng ta đã tiến gần đến khả năng miễn dịch cộng đồng với COVID-19 như thế nào?

Vaccine đã mang đến những hiệu quả tích cực dù mới chỉ trên một số lượng đối tượng tương đối nhỏ. Chặng đường phía trước vẫn là rất dài, và không biết chắc chắn đến khi nào chúng ta mới đạt được miễn dịch cộng đồng đối với bệnh COVID 19

Miễn dịch cộng đồng

Có một cụm từ thường xuyên xuất hiện trong các cuộc thảo luận về cuộc sống trong bối cảnh thế giới không chỉ hậu COVID-19 mà thậm chí là trước khi sự lan tràn của COVID-19 trên toàn cầu khiến nhiều quốc gia lăn tăn trong việc lựa chọn các biện pháp can thiệp: miễn dịch cộng đồng. Xét cho cùng, hình thức bảo vệ diện rộng này rất cần thiết trong việc làm chậm và ngăn chặn sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm khác nhau. Trong quá khứ, miễn dịch cộng đồng mang tới hiệu quả bảo vệ lây lan nhiều loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bao gồm bại liệt, sởi, thủy đậu và quai bị…

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), một cộng đồng người có được khả năng đạt được miễn dịch cộng đồng khi một phần đáng kể dân số trong cộng đồng đó trở nên miễn dịch với bệnh truyền nhiễm. Một người có thể đạt được khả năng miễn dịch đó thông qua tiêm chủng vaccine, hoặc khả năng tự xây dựng phản ứng miễn dịch của cơ thể do trước đã mắc phải đó. Từ đó, bệnh khó có thể lây lan từ người sang người.

Khi nói đến COVID-19, con đường để đạt được miễn dịch cộng đồng không hề đơn giản. Các chuyên gia cho biết vào cuối tháng 2, một báo cáo đã đặt ra hy vọng về việc Hoa Kỳ sẽ đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng vào cuối mùa hè và đầu mùa thu vào năm 2021. Trong một phân tích gần đây, các nhà khoa học đã ước tính rằng 70% dân số Hoa Kỳ có thể được tiêm chủng đầy đủ và có thể chống lại COVID-19 vào cuối tháng 7. Con số này sẽ là 85% có thể được tiêm phòng vào giữa tháng 9.

Ngay cả khi các biến thể có khả năng lây nhiễm cao đang lan rộng, các chuyên gia vẫn đồng ý rằng có thể đưa ra được mốc thời gian cụ thể nếu tỷ lệ dân số được tiêm chủng tiếp tục tăng lên. Theo các chuyên gia, khả năng vào cuối mùa hè, dân số Hoa Kỳ có thể sẽ tiến gần hơn đến khả năng miễn dịch cộng đồng. Hiện tại, các chuyên gia đang phân tích xem liệu con đường này còn bao xa.

Chính xác thì khả năng miễn dịch cộng đồng hoạt động như thế nào?

Đầu tiên, điều quan trọng là phải hiểu được cách chúng ta tự xây dựng khả năng miễn dịch đối với các bệnh truyền nhiễm khác nhau ngay từ đầu. Khi bạn tiếp xúc với mầm bệnh gây bệnh, chẳng hạn như virus corona, cơ thể bạn sẽ khởi động phản ứng miễn dịch để tấn công nó.

Cho dù bản thân bạn có xuất hiện các triệu chứng hay không, cơ thể vẫn sẽ sản xuất ra các kháng thể duy nhất — các protein đặc hiệu chiến đấu chống lại những gì mà cơ thể coi là tác nhân lạ xâm nhập —với mục đích chính là đẩy lùi mầm bệnh có hại và thậm chí là sau này nếu cơ thể gặp lại chính tác nhân đó. Sự bảo vệ này có thể được thiết lập thông qua tự bản thân lây nhiễm tự nhiên hoặc thông qua một loại vaccine hiệu quả.

Khi một số lượng lớn người trong cộng đồng trở nên miễn dịch với tác nhân truyền nhiễm, điều này khiến những người không có khả năng miễn dịch có khả năng nhiễm bệnh khó hơn rất nhiều. Lúc này, virus không thể xâm nhập và lan truyền trong cộng đồng, và khi đó ngay cả những người không thể tiêm phòng như trẻ sơ sinh, những người có tình trạng sức khỏe nhất định hoặc những người trong diện chống chỉ định tiêm vaccine cũng được bảo vệ đồng thời.

Một ví dụ điển hình của miễn dịch cộng đồng: bệnh sởi đã được loại trừ khỏi Hoa Kỳ vào năm 2000 do miễn dịch cộng đồng. CDC cho biết các cụm mắc sởi vẫn xuất hiện ở một vài địa điểm, nhưng nguy cơ đối với phần lớn dân số vẫn ở mức thấp nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao. Tuy nhiên, khả năng miễn dịch của cộng đồng là khác nhau tùy theo bệnh khác nhau. Tỷ lệ người cần được miễn dịch để tạo miễn dịch cộng đồng phụ thuộc vào từng loại bệnh cụ thể.

Liệu có khả năng miễn dịch cộng đồng với COVID-19 không?

Đây có thể được coi là hy vọng trong thời gian tới. Các chuyên gia cho biết vaccine là cách chắc chắn nhất để phát triển khả năng miễn dịch cộng đồng trong quần thể. Vẫn có một số người có khả năng tự sản sinh miễn dịch do quá trình nhiễm bệnh tự nhiên (những người mắc COVID-19 và khỏi bệnh). Điều các chuyên gia nhận thấy là nhiễm bệnh tự nhiên là không đủ khả năng để làm chậm lây nhiễm virus vì nó đã giết chết hơn 530.000 người tính riêng tại Hoa Kỳ (tại thời điểm bài báo cáo xuất bản).

Các vaccine COVID-19 hiện có đang giúp chúng ta tiến gần hơn đến khả năng miễn dịch cộng đồng?

Các chuyên gia lý giải rằng vaccine tạo ra khả năng miễn dịch và càng nhiều người được tiêm vaccine thì càng tiến gần đến ngưỡng miễn dịch của cộng đồng. Theo dữ liệu của CDC, cho đến nay đã có hơn 100 triệu liều vaccine đã được sử dụng tại Hoa Kỳ, đạt hơn 22% dân số.

Dữ liệu thu thập cho thấy có khoảng gần 30 triệu người ở Hoa Kỳ - hay 9% dân số đã mắc COVID-19. Điều quan trọng là phải tiêm vaccine cho những người đó để giúp họ xây dựng kháng thể lâu dài và tăng miễn dịch tế bào T. Khả năng miễn dịch do vaccine tạo ra cũng mạnh mẽ hơn so với miễn dịch cơ thể tự tạo ra do nhiễm bệnh tự nhiên. Tuy nhiên, việc đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng bằng vaccine phức tạp hơn so với tưởng tượng. Không phải tất cả mọi người đều có nguy cơ nhiễm và lây truyền virus như nhau — và một số có nhiều khả năng bị nhiễm và lây lan virus cao hơn trong khi những người khác có thể không như vậy.

Điều gì xảy ra khi miễn dịch cộng đồng đối với COVID-19 được thiết lập?

Các chuyên gia cho rằng khi đạt được miễn dịch cộng đồng, mối đe dọa của COVID-19 sẽ nhỏ hơn. Một số chuyên gia cho rằng bệnh sẽ biến mất và có thể sẽ trở thành theo mùa giống như bệnh cúm, chẳng hạn gia tăng lượng người mắc vào mùa đông. Khi trở thành một bệnh hô hấp, chúng sẽ dễ kiểm soát hơn và số lượng các ca bệnh sẽ giảm xuống.

Tổng kết

Miễn dịch cộng đồng là điều có thể đạt được trong thời gian tới, song điều này không hề dễ dàng. Sự hiện diện của vaccine cung cấp khả năng miễn dịch cho đông đảo dân cư, và khi một số lượng người nhất có miễn dịch đặc hiệu được hình thành, tình trạng lây lan và mức độ nặng nề của bệnh sẽ giảm dần.

Tham khảo thêm thông tin tại: Sự khác nhau giữa mắc COVID-19, cảm lạnh, dị ứng và cảm cúm là gì?

 
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

Xem thêm