Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

COVID-19: Làm thế nào để tự bảo vệ khỏi dịch bệnh chết người?

Cứ vài năm lại có một loại virus đáng sợ mới có thể lây truyền từ động vật sang người, chúng ta đã biết đến SARS gây ra hội chứng suy hô hấp cấp tính, sau đó là dịch MERS và Ebola đã gây ra hàng chục ngàn ca tử vong.

Cứ vài năm lại có một loại virus đáng sợ mới có thể lây truyền từ động vật sang người, chúng ta đã biết đến SARS gây ra hội chứng suy hô hấp cấp tính, sau đó là dịch MERS và Ebola đã gây ra hàng chục ngàn ca tử vong. Những căn bệnh nhiễm trùng lây truyền từ động vật sang người  là những bệnh rất nguy hiểm. 

COVID-19 là gì?

COVID-19, căn bệnh gây ra bởi Virus Corona mới (nCoV) đang lây truyền với tốc độ đáng báo động. Nguồn gốc thật sự của virus này vẫn chưa được biết đến.

Các nhà nghiên cứu từ Viện Virus Vũ Hán đã phát hiện ra rằng COVID-19 giống khoảng 96% với một loại virus ở dơi được phát hiện ở miền nam Trung Quốc. Bộ gen của nó giống với SARS 80%. Cả hai loại virus này có thể xâm nhập vào phổi và gây ra các triệu chứng suy hô hấp cấp  chết người.

Dân số trên toàn thế giới đang tăng theo cấp số nhân và chúng ta đang sinh sống ở những vùng được coi là hoang dã trước đây. Những khu định cư mới này tạo cơ hội con người tiếp xúc gần gũi với động vật hoang dã, và các loại virus mới có thể là thảm họa đối với nhân loại.

Cách bảo vệ bạn khỏi COVID-19:

Rửa tay

Móng tay và kẽ tay của bạn là nơi ẩn náu lý tưởng cho tất cả các mầm bệnh gây hại.

Luôn rửa tay sau khi đi vệ sinh, hắt hơi, ho, làm vườn, chạm vào động vật và trước khi ăn. Rửa tay với xà phòng, và rửa tay đúng cách. Đừng quên kẽ các ngón tay và dưới móng tay. Rửa trong ít nhất 20 giây, sau đó lau khô tay.

Sử dụng dung dịch sát khuẩn tay

Tốt nhất là rửa tay bất cứ khi nào có thể. Trong trường hợp bạn không tiếp cận được với xà phòng và nước, hãy sử dụng dung dịch sát khuẩn tay có ít nhất 60% cồn. Mang theo một chai nhỏ bên mình để sử dụng bất cứ lúc nào.

Không chạm tay bẩn lên mặt

Virus có thể xâm nhập vào cơ thể bạn thông qua mắt, mũi, miệng... Đặt bàn tay bẩn lên mặt có thể dẫn đến nhiễm trùng. Đừng cho những mầm bệnh này cơ hội, hãy rửa tay trước khi bạn chạm vào mắt, mũi và miệng.

Tránh tiếp xúc gần với những người bị bệnh

Nếu biết rõ ràng ai đó bị nhiễm trùng, hãy tránh tiếp xúc gần với người đó. Bỏ những cái ôm, những nụ hôn và những cái bắt tay. Nếu ai đó ho và hắt hơi, hãy di chuyển xa và giải thích rằng bạn không muốn bị lây bệnh.

Tương tự như vậy, nếu bạn cảm thấy không được khỏe, bạn nên ở nhà để tránh lây lan cho cộng đồng.

Che miệng khi ho hoặc hắt hơi

Khi bạn ho và hắt hơi, những giọt rất nhỏ mang theo hàng ngàn virus và vi khuẩn bắn ra với tốc độ khoảng 100 dặm một giờ. Chúng có thể ở trên các bề mặt, trên cơ thể và thậm chí lơ lửng trong không khí trong thời gian dài. Đây là một cách lây nhiễm bệnh hiệu quả.

Cố gắng ho hoặc hắt hơi vào khuỷu tay của bạn nếu có thể để giúp ngăn những giọt nước rơi vào không khí. Nếu bạn không thể làm điều này, hãy sử dụng khăn giấy để che miệng, nhưng sử dụng tay cũng có tác dụng nếu không có cách nào khác. Nếu bạn sử dụng khăn giấy, luôn vứt nó vào thùng rác hoặc xả nó xuống nhà vệ sinh ngay lập tức và đừng quên rửa tay sau đó.

Làm sạch và khử trùng đồ vật và bề mặt

Sử dụng chất tẩy hoặc chất khử trùng để lau các bề mặt nhà bếp và phòng tắm, điện thoại, tay nắm cửa và đồ chơi trẻ em. Cố gắng giữ cho phòng tắm và nhà bếp đặc biệt sạch sẽ và khử trùng.

Tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn

Cách tốt nhất chống lại bất kỳ nhiễm trùng nào là một hệ thống miễn dịch hoạt động và khỏe mạnh.

  • Tập thể dục: đảm bảo rằng hệ thống miễn dịch của bạn được tăng cường bằng cách tập thể dục thường xuyên. Mục tiêu trong 30 đến 40 phút, ba hoặc bốn lần một tuần.
  • Dinh dưỡng: thực phẩm bạn ăn và những gì bạn uống là những yếu tố cần thiết cho chức năng miễn dịch. Cố gắng hạn chế tiêu thụ rượu ở mức độ vừa phải để tránh thiếu vitamin và giảm khả năng miễn dịch.
  • Uống nhiều nước: uống nhiều nước. Các tế bào đầy đủ nước sẽ khỏe mạnh hơn trong việc chống nhiễm trùng và loại bỏ độc tố, vi trùng và các chất gây ô nhiễm khỏi cơ thể bạn.
  • Tăng cường rau xanh và trái cây: trái cây và rau quả chứa chất phytonutrients, chất chống oxy hóa, chất xơ, chất béo, vitamin và chất khoáng, các axit hữu cơ giúp bạn khỏe mạnh và tăng cường hệ miễn dịch của bạn. Ăn đa dạng thực phẩm với đa dạng màu sắc khác nhau để đảm bảo bạn được hưởng lợi từ đầy đủ các hợp chất hoạt tính sinh học bên trong.

Chống căng thẳng

Căng thẳng gây bất lợi cho sức khỏe và nó có thể khiến bạn dễ bị nhiễm khuẩn hơn. Nghiên cứu cho thấy căng thẳng mãn tính làm tăng cơ hội phát triển nhiễm trùng sau khi tiếp xúc với mầm bệnh.

Tập một số động tác yoga và thư giãn hoặc thở sâu để làm dịu tâm trí của bạn. Cố gắng chia sẻ những rắc rối của bạn với người khác. Nói chuyện với một người bạn hoặc thành viên gia đình, có thể khiến giảm bớt một số căng thẳng của bạn.

Nếu bạn cảm thấy quá tải, hãy cân nhắc tìm hiểu về các hệ thống quản lý thời gian đảm bảo bạn tối ưu hóa giờ làm việc của mình. 

Ngủ đủ giấc

Bạn đã bao giờ bị ốm và dành cả ngày để ngủ? Giấc ngủ giúp cơ thể bạn phục hồi, giảm căng thẳng và là một cơ chế sinh tồn thiết yếu. Mặc dù các cơ chế đầy đủ chưa được hiểu rõ, bạn cần ngủ để cơ thể sửa chữa và hồi phục.

Hãy chắc chắn rằng bạn ngủ đủ giấc, khoảng tám giờ mỗi ngày. Nếu bạn bị ốm, bạn nên cho phép mình ngủ nhiều hơn.

Đừng hoảng sợ

Trừ khi bạn có yếu tố dịch tễ như sống ở vùng dịch, đi du lịch đến vùng dịch hoặc tiếp xúc với người bị nhiễm coronavirus, sau đó xuất hiện các triệu chứng như ho, sốt... Dù bất cứ trường hợp nào, hãy tuân thủ hướng dẫn của cơ quan phòng chống dịch.

Bs. Nguyễn Hà Nhi - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Netdoctor
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

Xem thêm