Cập nhật lúc 6h30 ngày 29-4-2020:
*Thế giới: 3.134.199 người mắc; 217.596 người tử vong, trong đó:
- Hoa Kỳ: 1.034.507 người mắc; 59.112 người tử vong.
- Tây Ban Nha: 232.128 người mắc; 23.822 người tử vong.
- Italy: 201.505 người mắc; 27.369 người tử vong.
- Pháp: 165.911 người mắc; 23.660 người tử vong.
*Việt Nam: 270 trường hợp mắc COVID -19.
Đến 6h00 ngày 29/4, không ghi nhận ca mắc mới COVID-19.
Tổng cộng 222 người đã được chữa khỏi. Trong đó:
Theo thông tin từ Ban chỉ đạo, chiều ngày 24/4/2020, Việt Nam ghi nhận thêm 2 trường hợp mắc mới đều là du học sinh, từ Nhật Bản về Việt Nam ngày 22/4 trên chuyến bay VN311.
BN269: Bệnh nhân nam, 23 tuổi, địa chỉ ở Hương Mai, Việt Yên, Bắc Giang.
BN270: Bệnh nhân nữ, 22 tuổi, địa chỉ ở Đông Thắng, Tiến Dũng, Yên Dũng, Bắc Giang.
Ngay sau nhập cảnh tại Sân bay Vân Đồn, họ được cách ly tập trung tại Trường Quân sự tỉnh Thái Bình.
Bản tin lúc 6h00 ngày 25/4 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, không có ca mắc mới COVID-19. Như vậy, số ca mắc hiện vẫn là 270 ca. Cũng theo Ban Chỉ đạo, có 5 trường hợp bệnh nhân dương tính trở lại sau khi âm tính.
15h30, ngày 25/4/2020, thông tin từ tiểu Ban điều trị - Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết, đã có thêm 05 bệnh nhân mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh. Như vậy, đến nay cả nước đã có tổng cộng 225 bệnh nhân mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh.
Đến 18h00 ngày 25/04 Việt Nam không ghi nhận ca mắc COVID-19 nào mới.
Bản tin lúc 6h00 ngày 26/4 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, không có ca mắc mới COVID-19 nào. Hiện cả nước vẫn có 270 ca mắc, trong số này 225 ca đã khỏi bệnh/xuất viện.
Bản tin lúc 18h00 ngày 26/4 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, trong ngày không có ca mắc mới COVID-19 nào. Hiện cả nước vẫn có 270 ca mắc. Như vậy, đã hai ngày liên tiếp trôi qua, Việt Nam không có ca mắc mới COVID-19.
Bản tin lúc 6h00 sáng ngày 27/4 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca bệnh mắc mới được ghi nhận đến sáng nay. Hiện số ca bệnh vẫn là 270, Như vậy, Việt Nam đã bước sang ngày thứ 11 không có ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng.
Từ hôm nay, 30 tỉnh, thành phố bắt đầu cho học sinh đi học trở lại, tiếp sau 7 địa phương đầu tiên học sinh đi học từ tuần trước. Hà Nội đang chờ phê duyệt đề xuất với từng đối tượng học sinh đến trường nhằm thực hiện giãn cách lớp học. Các trường học cần bố trí lệch giờ học, giảm giãn số học sinh trong phòng học, ăn trưa, sinh hoạt tập thể bảo đảm không tập trung đông người, khử trùng lớp học, thực hiện phòng bệnh cho học sinh.
Sáng ngày 27/4, thông tin từ Tiểu ban Điều trị- Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, đã có thêm 03 ca bệnh dương tính trở lại sau khi âm tính
Theo Bản tin lúc 18h00 ngày 27/4 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca mắc mới COVID-19 nào trong ngày. Hiện đã có 6 ca bệnh có kết quả xét nghiệm 2 lần trở lên âm tính với virus SARS-CoV-2
Bản tin lúc 6h00 ngày 28/4 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, không có ca mắc mới COVID-19.
Theo bản tin lúc 18h00 ngày 28/4 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca mắc mới COVID-19 nào trong ngày.
Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, đến 6h00 ngày 29/4, không có ca mắc mới COVID-19, tuy nhiên có thêm 01 ca dương tính trở lại sau khi khỏi bệnh.
Tham khảo thêm thông tin tại: Sáng 28/4, đã 12 ngày Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.