Cập nhật lúc 6h00 ngày 20-4-2020:
Thế giới: 2.341.958 người mắc; 160.956 người tử vong, trong đó:
- Hoa Kỳ: 738.923 người mắc; 39.015 người tử vong.
- Italy:175.925 người mắc; 23.227 người tử vong.
- Tây Ban Nha: 194.416 người mắc; 20.639 người tử vong.
- Pháp: 151.793 người mắc; 19.323 người tử vong.
Việt Nam: 268 trường hợp mắc COVID -19.
Đến 6h ngày 20/4, không ghi nhận ca mắc mới COVID-19.
Tổng cộng 202 người đã được chữa khỏi.
Theo bản tin lúc 6h00 ngày 18/4 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, đến nay số ca mắc COVID-19 ở nước ta vẫn là 268 ca. Như vậy đây là lần đầu tiên kể từ ngày 7/3, đã 48 giờ trôi qua, Việt Nam không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới.
Thông tin từ tiểu Ban điều trị - Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết, hôm nay (18/4), đã có thêm 03 bệnh nhân mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh, cả 03 bệnh nhân này đều là người nước ngoài.
BN 97 (nam, 34 tuổi, quốc tịch Anh), vào viện ngày 24/3/2020.
Trong quá trình điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân được xét nghiệm và có kết quả âm tính với SARS-CoV-2 nhiều lần. Hiện tại sức khỏe bệnh nhân ổn định, không ho, không sốt, không khó thở, đủ điều kiện công bố khỏi bệnh.
BN 151 (nữ, 45 tuổi, quốc tịch Brazil), ngày vào viện: 25/3/2020.
Bệnh nhân đã có kết quả xét nghiệm 3 lần liên tiếp âm tính với SARS-CoV-2: lần 1 vào ngày 15/4/2020; lần 2 vào ngày 16/4/2020 và lần 3 vào ngày 17/4/2020.
BN 207 (nam, 49 tuổi, quốc tịch Brazil), ngày vào viện: 30/3/2020.
Quá trình điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân có tiến triển tốt và trong các ngày từ ngày 13/4/2020- 17/4/2020 các kết quả xét nghiệm của bệnh nhân đều âm tính với SARS-CoV-2. Hiện tại sức khỏe của bệnh nhân này ổn định, không ho, không sốt, không khó thở, đủ điều kiện công bố khỏi bệnh.
Theo Bản tin lúc 18h00 ngày 18/4 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, trong ngày không có ca mắc mới COVID-19. Hiện số ca bệnh COVID-19 vẫn là 268. Như vậy, kể từ ngày 7/3, đây là lần đầu tiên đã 60 giờ Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới.
Đến 6h00 sáng ngày 19/4, không có ca mắc mới COVID-19. Như vậy đã 3 ngày, Việt Nam không có ca mắc mới COVID-19. Đến nay Việt Nam đã có 201 ca đã khỏi bệnh, hiện chỉ còn 67 bệnh nhân đang điều trị
Ngày thứ 3 liên tiếp, Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc COVID -19, số bệnh nhân khỏi bệnh là 201 người chiếm 75%. Đáng nói là các ca bệnh nặng có tiến triển dần tốt lên. Tuy nhiên, không vì thế mà người dân chủ quan, lơ là. Chúng ta vẫn phải thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội.
Trong đó một trường hợp rất nặng (số 91) đang tiếp tục được hồi sức tích cực tại BV Bệnh Nhiệt đới và 4 trường hợp ổn định đang điều trị tại BV dã chiến Củ Chi, riêng BV điều trị COVID-19 tại Cần Giờ không còn bệnh nhân nào.
Thông tin từ tiểu Ban điều trị - Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết, hôm nay (19/4/2020) có 02 bệnh nhân mắc COVID-19 điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bạc Liêu được công bố khỏi bệnh.
Trong quá trình điều trị các bệnh nhân này đều có tiến triển tốt, đến nay, sau nhiều lần xét nghiệm liên tục đều có kết quả âm tính với SARS-CoV-2.
Bản tin của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 lúc 18h00 chiều ngày 19/4 cho biết, không có thêm ca mắc mới COVID-19. Như vậy đã 3,5 ngày trôi qua, số ca mắc vẫn là 268. Trong ngày đã có thêm 2 bệnh nhân khỏi bệnh, hiện chỉ còn 65 ca đang điều trị.
Vào tối 19/4 (giờ Việt Nam), các Bộ trưởng Y tế G20 bắt đầu cuộc họp trực tuyến để thảo luận về tác động của COVID-19 đối với sức khỏe toàn cầu. Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường tham dự cuộc họp và chia sẻ những kinh nghiệm của Việt Nam và ASEAN (trên vai trò Việt Nam là Chủ tịch luân phiên ASEAN 2020) trong ứng phó với đại dịch COVID-19.
Cuộc họp này tiếp sau Hội nghị Thượng đỉnh trực tuyến các nhà Lãnh đạo G20 vào tháng 3 năm nay.Tham dự hội nghị có Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cùng các Bộ trưởng y tế của các nước G20.
Bản tin của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 sáng ngày 20/4 cho biết không có ca mắc mới COVID-19. Như vậy đã 4 ngày liên tục, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19
Tham khảo thêm thông tin tại: Chuyên gia CDC Mỹ chỉ rõ nguyên nhân thành công của Việt Nam trong chống dịch COVID-19
Khi chân tay không nhận đủ máu, tay hoặc chân của bạn có thể cảm thấy lạnh hoặc tê. Nếu bạn có làn da sáng, chân của bạn có thể chuyển sang màu xanh. Lưu thông máu kém cũng có thể làm khô da, khiến móng tay giòn và khiến tóc rụng, đặc biệt là ở chân và bàn chân. Một số nam giới có thể gặp khó khăn trong việc cương cứng hoặc duy trì sự cương cứng. Và nếu bạn bị tiểu đường, vết trầy xước, vết loét hoặc vết thương của bạn có xu hướng lành chậm hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn một số mẹo để cải thiện lưu thông máu.
Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?