Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Coi chừng viêm da do tiếp xúc với côn trùng ngày mưa

Viêm da tiếp xúc do côn trùng là hiện tượng người mắc bị viêm da cấp tính do chất được tiết ra từ côn trùng chạm vào da. Bệnh rất dễ gặp từ thời điểm tháng 6 tới tháng 9, trong mùa mưa lũ, giao mùa, sau vụ thu hoạch...

1. Bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng là gì?

Nguyên nhân gây bệnh thường do 2 loại côn trùng là bướm đêm và kiến ba khoang gây ra.

Ngoài ra còn có: kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong… cũng có thể gây bệnh.

Cũng có thể do côn trùng rơi vào bể tắm, bồn tắm hoặc bám vào khăn, quần áo..., nếu không chú ý, chà xát phải côn trùng sẽ gây ra viêm da bọng nước.

2. Biểu hiện lâm sàng

Tổn thương da do tiếp xúc với côn trùng.

- Tại vị trí viêm da do côn trùng xuất hiện phản ứng viêm da. Lúc đầu chỉ có một hoặc vài đám da đỏ, dài như vết cào xước, hơi phù nề, kích thước nhỏ. Sau đó xuất hiện mụn nước, bọng nước giữa dát đỏ.

- Nếu bệnh nhẹ, sau 3 - 5 ngày, tổn thương khô mà không thành phỏng nước, bọng mủ. Nếu nặng hơn, thương tổn rộng, bọng nước, bọng mủ nông lan rộng, có thể trợt loét, hoại tử.

- Vị trí viêm có thể xảy ra bất kỳ nơi trên cơ thể nào nhưng hay gặp ở các vùng da hở.

- Khi bị tổn thương ở mắt có thể có sưng nề, trợt đỏ, chảy nước mắt;

- Các vị trí khác như nách, bẹn, sinh dục,... có thể sưng đau làm hạn chế đi lại.

- Bỏng rát, ngứa. Nếu bội nhiễm sẽ thấy đau nhức, khó chịu.

- Một số trường hợp tổn thương lan rộng có thể gây đau nhức, sốt, mệt mỏi, nổi hạch cổ, nách, hoặc bẹn tùy theo vùng tổn thương.

- Tái phát: Người bệnh có thể tái phát vài lần. Ở tập thể, có thể nhiều người bị bệnh tại cùng thời điểm. Trong một mùa mưa, trên cùng một bệnh nhân có thể bị bệnh vài lần.

3. Cần phân biệt với zona thần kinh

Đây là bệnh lành tính nhưng tiến triển nhanh và không để lại di chứng. Tuy nhiên, cần thận trọng phân biệt với bệnh zona (giời leo).

Đối với bệnh giời leo, thường có triệu chứng đau nhức nhiều trước khi các mụn nước xuất hiện và các vết viêm chỉ tập trung nửa bên cơ thể theo dây thần kinh, không mọc rải rác như viêm da kích ứng do côn trùng.

4. Điều trị viêm da tiếp xúc do côn trùng

Tùy theo giai đoạn tổn thương, loại côn trùng gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định:

- Ngay khi có dấu hiệu bị tổn thương dùng nước muối sinh lý rửa nhằm trung hòa độc tố của côn trùng. Tuy nhiên tránh kì cọ làm tổn thương lan rộng.

- Bôi thuốc làm dịu da, chống viêm: hồ nước hay mỡ kháng sinh phối hợp với corticoid bôi 2-3 lần/ngày làm dịu khi tổn thương đỏ, đau rát.

- Riêng trường hợp bọng nước, bọng mủ có thể chấm dung dịch màu milian, castellani, nước thuốc tím pha loãng... vào chỗ tổn thương ngày 2-3 lần.

- Trường hợp thương tổn lan rộng, bọng mủ rộng và có dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân bác sĩ sẽ kê kháng sinh uống; Kháng histamin để giảm ngứa, giảm kích ứng.

- Bệnh thường khỏi sau 5 - 7 ngày điều trị, tuy nhiên bệnh nhân không nên tự điều trị để tránh tình trạng bệnh nặng thêm. Nếu dùng thuốc không đúng hoặc xuất hiện các dị ứng thuốc, làm lu mờ các biểu hiện ban đầu của bệnh dẫn đến khó xác định bệnh.

- Tuyệt đối không nên chủ quan với tình trạng viêm da do côn trùng vì bệnh sẽ diễn tiến gây mụn mủ, viêm loét và nhiễm trùng…

Lau dọn nhà thường xuyên đề phòng bệnh.

5. Cách phòng tránh mắc viêm da tiếp xúc do côn trùng

Để phòng bệnh viêm da do tiếp xúc côn trùng vào thời điểm giao mùa hoặc mưa bão cần chủ động thực hiện các biện pháp để hạn chế tiếp xúc với côn trùng như:

- Nên đóng cửa hoặc làm lưới chắn côn trùng vào buổi tối hoặc khi mưa.

- Kiểm tra khăn mặt, quần áo, giường, chiếu... trước khi sử dụng.

- Vệ sinh môi trường xung quanh nhà; Lau dọn nhà cửa thường xuyên, tránh ẩm mốc.

- Đêm ngủ cần mắc màn, đóng kín cửa để tránh các loài ưa ánh đèn như loài thiêu thân bay vào.

- Phơi quần áo ở những nơi khô ráo, có ánh nắng. Thu quần áo sớm để tránh côn trùng ẩn nấp trong đó. Rũ sạch lại quần áo để hạn chế bụi bẩn bám lại.

- Nếu phát hiện côn trùng thì tránh tiếp xúc trực tiếp, tìm cách loại chúng đi mà không để côn trùng tiếp xúc với da của mình.

Và nếu không may bị bệnh nên đi khám chuyên khoa da liễu, tuyệt đối không tự ý mua thuốc về bôi.

Dị ứng da hay viêm da tiếp xúc do côn trùng có thể điều trị dễ dàng bằng các loại kem bôi ngoài da. Tuy nhiên, không được chủ quan bởi nếu không vệ sinh sạch sẽ vùng da bị viêm hoặc điều trị muộn có thể khiến viêm nặng hơn, vùng viêm lan rộng dẫn đến thời gian điều trị lâu hơn.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Nhận biết và xử trí viêm da tiếp xúc do côn trùng.

BS. Nguyễn Lan Anh - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

Xem thêm