Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chữa cảm nắng, say nắng bằng rau má

Ngày hè xay rau má tươi lấy nước uống giải khát, hoặc nấu nước uống. Qua kinh nghiệm, nhân dân coi rau má là vị thuốc có tính mát, vị đắng hơi the mùi thơm.

Công dụng và liều dùng: Rau má dùng làm rau ăn: luộc, nấu canh. Ngày hè xay rau má tươi lấy nước uống giải khát, hoặc nấu nước uống. Qua kinh nghiệm, nhân dân coi rau má là vị thuốc có tính mát, vị đắng hơi the mùi thơm. Làm mát huyết, giải nhiệt, nhuận gan, tiêu độc, cầm máu sát trùng, lợi tiểu. Trị bệnh gan, bệnh huyết nhiệt, các chứng chảy máu cam, thổ huyết, kiết lỵ, táo bón, mụn nhọt, rôm sảy. Ngày dùng 20-30g hoặc nhiều hơn.

Bài thuốc có rau má

- Cảm nắng, say nắng: Rau má tươi 60g, hương nhu 16g, lá tre 16g, lá sắn dây 16g. Nước 600ml. Sắc còn 300ml, chia uống 2 lần trong ngày, uống nóng.

- Trẻ con sốt cao co giật: Rau má 60g, cỏ nhọ nồi 60g. Giã vắt nước cốt uống. Bã đắp lên trán và phía trong cổ tay.

- Đau dạ dày ợ chua: Rau má 500g, nghệ vàng 160g, cam thảo 16g, mai mực 320g. Tất cả sao vàng, tán mịn, luyện mật viên bằng hạt ngô. Ngày uống 40-50 viên.

- Trị đại tiện ra máu: Rau má và thịt lợn nạc sắc nước uống ngày 2 lần; mỗi lần 50ml.

- Trị thủy thũng: Toàn cây rau má 80g, cỏ bấc đèn (đăng tâm thảo) 80g. Nước vừa đủ sắc còn 1/3 uống trước bữa ăn ngày 2 lần.

- Trị viêm thận, bể thận: Rau má 600g, xa tiền thảo 300g, nước 700ml. Sắc còn 300ml. Ngày uống 3 lần mỗi lần 2 thìa canh (30ml).

- Trị táo bón, kiết lỵ: Rau má tươi 30-40g. Sắc uống, hoặc giã vắt nước cốt, thêm một ít nước chanh, uống.

- Ho, đái buốt: Rau má 30g ép lấy nước uống hoặc sắc uống.

- Đái rắt, tiểu khó, tiểu ít, nóng đỏ đau: Rau má tươi 120g, búp tre tươi 50g, rửa sạch giã nát, thêm 1 chén nước vắt nước uống, ngày 2 lần.

- Viêm tấy, mẩn ngứa, rôm sảy, nhọt, chốc lở: Ép nước cốt rau má pha chút đường uống.

- Đau lưng, đau bụng, kém ăn, uể oải: Rau má 30g, ích mẫu 8g, hương phụ 12g, hậu phác 12g. Nước 600ml, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày.

- Chảy máu cam, chảy máu chân răng: Rau má 30g, cỏ nhọ nồi 15g, trắc bá diệp 15g. Sắc nước uống ngày 2 lần.

- Mụn nhọt, ngã, chấn thương, bong gân: Rau má vừa đủ giã nát đắp.

- Mắt đỏ có dử ghèn, do gan nóng: Rau má 1 nắm tay, rau diếp cá 1 nắm tay. Rửa sạch thêm tý muối giã nát dùng giấy bản hoặc gạc bọc thuốc đắp vào mắt. Đồng thời uống nước cốt rau má.

- Sưng đau vú: Rau má 1 nắm, thêm 1 tý đường đỏ, giã nhỏ sao nóng đắp.

- Đau bụng khi có kinh (thống kinh): Rau má hái lúc ra hoa phơi khô, tán mịn, để lọ kín, dùng dần. Ngày uống 2 thìa cà phê (10g) vào buổi sáng.

- Kinh nguyệt không đều: Rau má 300g, ép lấy nước, phèn chua 3g giã nhỏ. Tất cả hòa với nước dừa (vừa đủ) mà uống trong ngày.

- Khí hư, bạch đới: Rau má khô tán bột, mỗi sáng uống 2 thìa cà phê.

- Bỏng lửa, bỏng nước sôi: Rau má nấu cô thành cao bôi vết bỏng. Rất hiệu nghiệm, không để vết sẹo khi lành.

- Trị tay chân nóng đỏ đau, mọc bọng nước, ngứa lở khắp người: Giã rau má xoa đắp chỗ đau, một ngày đêm thay đắp 1 lần, chóng khỏi.

Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

  • 15/05/2025

    5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

    Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

  • 15/05/2025

    Bệnh lý mùa hè thường gặp

    Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Xem thêm