Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cảnh báo về virut gây yếu cơ ở trẻ

Một loại virut đang làm ảnh hưởng tới sức khỏe của hàng trăm trẻ em ở Hoa Kỳ. Nếu không được theo dõi, điều trị tích cực, chỉ trong vài giờ, trẻ có thể bị liệt hoặc biến chứng hô hấp...

Hàng loạt trẻ mắc bệnh

Từ đầu năm 2018 cho đến nay, đã có 127 trường hợp được báo cáo ở 22 tiểu bang, với 62 trường hợp xác nhận là viêm tủy cấp. TS. Messonnier, người đứng đầu Trung tâm Quốc gia về Tiêm chủng và Bệnh đường hô hấp tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết, vụ dịch năm nay là lần thứ ba của viêm tủy cấp tính (AFM) tấn công Hoa Kỳ kể từ năm 2014. Con số trên thực tế có thể còn cao hơn nữa. Theo CDC, các trường hợp AFM có xu hướng bắt đầu vào tháng 8, cao điểm vào tháng 10 và giảm dần vào tháng 12.

canh-bao-ve-virut-gay-yeu-co-o-tre-1

Bệnh hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh, do đó, khi trẻ có bất kỳ gợi ý nào về yếu cơ cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Đâu là thủ phạm?

Viêm tủy cấp xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2014, khi 120 trẻ em trên 34 tiểu bang trên toàn nước Mỹ bị mắc chứng yếu cơ bí ẩn. Tiếp sau đó vào năm 2016, 149 bệnh nhân ở 39 tiểu bang bị ảnh hưởng bởi chứng bệnh này. Nghi phạm hàng đầu gây nên căn bệnh này là Enterovirus (EV) D68, một loại virut giống như virut gây bệnh bại liệt. TS. Carlos Pardo-Villamizar, một chuyên gia về bệnh thần kinh thuộc Đại học Y Johns Hopkins, Baltimore cho hay, loại virut này có liên quan đến dịch bệnh năm 2014.

Tuy nhiên theo TS. Keith Van Haren (Đại học Y khoa Đại học Stanford) có khả năng căn bệnh này liên quan đến các virut khác. Năm 2015, nhóm nghiên cứu do Van Haren dẫn đầu, cho rằng viêm tủy cấp tính có liên quan đến EV D68. Nhưng sau đó, TS. Samuel Dominguez, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm nhi với Bệnh viện Nhi đồng Colorado lại kết luận căn bệnh này liên quan đến Enterovirus A71, một chủng phổ biến hơn ở Đông Nam Á, sau một đợt bùng phát AFM xảy ra ở Colorado.

Cho đến nay, các quan chức CDC đã không xác nhận bất kỳ nguyên nhân cụ thể nào gây bệnh AFM. Mẫu từ một số bệnh nhân cho thấy sự có mặt của cả Enteroviruses và rhinovirus. CDC cũng đã không loại trừ độc tố môi trường hoặc một số loại rối loạn tự miễn dịch là nguyên nhân gây bệnh AFM.

Các triệu chứng của bệnh AFM

Theo các chuyên gia của CDC, các triệu chứng tàn phá của viêm tủy cấp tính thường gây ra yếu ở cánh tay và chân, nhưng có thể ảnh hưởng đến các nhóm cơ khác. Trong những trường hợp nặng nhất, bệnh nhân bị suy hô hấp khi các cơ liên quan đến hô hấp trở nên yếu. Theo dõi các bệnh nhân AFM năm 2014 và năm 2016 cho thấy, hầu hết trẻ em không hồi phục được, trong khi đó hiện tại không có cách chữa trị.

Vào tháng 9 vừa qua, Pardo-Villamizar và các cộng sự đã công bố, 16 bệnh nhân AFM trong năm 2016 bị hạn chế động cơ và có thể bị khuyết tật.

Chưa có vắc-xin phòng bệnh

Cho đến bây giờ, các bác sĩ cũng không chắc chắn làm thế nào các virut gây viêm tủy cấp tính: Virut tấn công trực tiếp tủy sống, hoặc đáp ứng miễn dịch chống lại virut gây ra tổn thương tủy sống. AFM là một căn bệnh hiếm gặp và chưa có vắc-xin cho bệnh AFM.Để có thể bảo vệ trẻ tránh căn bệnh này nên giữ vệ sinh sạch sẽ, tránh để trẻ em cảm lạnh và cúm: Rửa tay thường xuyên và che miệng khi ho hoặc hắt hơi.

Nếu trẻ em bị nhiễm trùng đường hô hấp trên và có bất kỳ gợi ý nào về yếu cơ, nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời. Nếu không được theo dõi cẩn thận, điều trị tích cực, chỉ trong vài giờ, trẻ có thể bị liệt hoặc biến chứng về hô hấp.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Khi nào nhiệt độ cơ thể bé ở ngưỡng nguy hiểm?

Ngọc Nguyễn - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

  • 15/05/2025

    5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

    Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

  • 15/05/2025

    Bệnh lý mùa hè thường gặp

    Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Xem thêm