Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

6 triệu chứng nguy hiểm của trẻ bạn không thể bỏ qua

Hãy tìm hiểu xem các triệu chứng nguy hiểm ở trẻ là gì và bạn nên làm gì khi trẻ xuất hiện tình trạng này.

Lần đầu tiên được làm cha mẹ là cảm giác tuyệt vời nhưng đôi khi cũng thật đáng sợ đặc biệt khi trẻ bị ốm. Trẻ chỉ cần lên cơn ho hoặc bị mẩn đỏ trên da là các bậc cha mẹ đã hốt hoảng lên rồi. Làm thế nào để biết khi nào trẻ gặp vấn đề nghiêm trọng thực sự và khi nào đó chỉ là các triệu chứng không đáng ngại.

Dưới đây là 6 triệu chứng nguy hiểm xuất hiện ở trẻ nhỏ mà bạn không bao giờ nên phớt lờ.

Môi tím tái (hội chứng xanh tím)

Theo tiến sỹ Carrie Drazba, bác sỹ nhi khoa tại Đại học Y Rush ở Chicago (Mỹ), nếu môi trẻ chuyển sang màu xanh hoặc niêm mạc miệng lưỡi chuyển sang màu xanh, đây là dấu hiệu cảnh báo rằng trẻ không được cung cấp đủ lượng oxy. Tình trạng này được gọi là “hội chứng xanh tím.”

Bạn nên làm gì?
Nếu trẻ bị mắc “hội chứng xanh tím” cần phải gọi 115 để đưa trẻ đi cấp cứu ngay.

Thở gấp

Nếu bạn thấy trẻ bị khó thở và thở nhanh, đồng thời bạn thấy trẻ phải sử dụng cơ ngực để thở khiến cho ngực trẻ bị rút lõm xuống và cánh mũi phập phồng, đó có thể là dấu hiệu của chứng suy hô hấp. Hội chứng suy hô hấp thường gặp trong các nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt là Viêm phổi ở trẻ, có thể gây nguy hiểm cho trẻ nếu không được điều trị kịp thời.

Bạn nên làm gì?

Phải liên lạc ngay lập tức với bác sỹ nhi để được tư vấn và cần đưa ngay trẻ tới phòng cấp cứu.

Sốt cao trên 380C ở trẻ sơ sinh

Nếu trẻ nhà bạn dưới ba tháng tuổi và có nhiệt độ đo được ở trực tràng trên 380C, bạn cần liên lạc ngay với chuyên gia nhi khoa. Sốt ở trẻ sơ sinh là triệu chứng không điển hình. Nguyên nhân có thể là do cảm lạnh hoặc cũng có thể là triệu chứng của bệnh viêm màng não, việc điều trị hạ sốt ở trẻ sơ sinh khó khăn hơn nhiều so với trẻ lớn hơn. 

Bạn nên làm gì?

Kiểm tra nhiệt độ vùng trực tràng đối với trẻ sơ sinh vì các phương pháp kiểm tra khác thường thiếu chính xác với đối tượng này.

Trẻ sơ sinh có thể sẽ phải nhập viện để làm một số xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây sốt.  Sốt thường không phải là triệu chứng nguy hiểm ở những trẻ lớn khi hệ miễn dịch của trẻ đã hoàn thiện.

Tình trạng vàng da

Nếu da trẻ ngày càng bị vàng hơn sau sinh, trẻ có thể mắc chứng vàng da. Theo bác sỹ Wong, “Không phải tất cả mọi trường hợp vàng da đều nguy hiểm. Một vài trường hợp chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường và sẽ tự hết đi, nhưng nếu vàng da ngày càng nặng hơn thì có thể sẽ cần phải xem xét lại.”
Bilirubin được sản xuất ra bởi gan. Wong cho rằng “Khi trẻ mới sinh ra, do chức năng gan của trẻ chưa hoạt động đều đặn nên bilirubin có thể tích lũy trong cơ thể và gây nên hiện tượng vàng da.”
Nếu nồng độ bilirubin bị tăng vọt thì có thể ảnh hưởng đến não bộ của trẻ, gây cơn co giật và tổn thương không hồi phục.

Bạn nên làm gì?

Phần lớn các bác sỹ đều khuyến cáo các bậc cha mẹ cho trẻ ăn nhiều hơn để có thể thải trừ bilirubin qua đường phân.

Bước tiếp theo là cho trẻ tiếp xúc với tia UV (quang liệu pháp) để làm tăng giáng hóa bilirubin. Nếu nồng độ bilirubin trong máu quá cao thì cần thiết phải truyền máu.

Lưu ý rằng việc chăm sóc tại nhà hoặc quang liệu pháp là đủ để hạ thấp nồng độ bilirubin xuống một mức tiêu chuẩn mà từ đó cơ thể trẻ có thể tự thải trừ được.

Mất nước

Nếu bạn không thấy tã của trẻ bị ướt thì chúng ta nên nghĩ đến khả năng trẻ bị mất nước. Những dấu hiệu khác của tình trạng mất nước bao gồm khô miệng, mắt trũng sâu và hôn mê.

Bạn nên làm gì?

Hãy gọi ngay cho bác sỹ nhi khoa để được tư vấn. Bác sỹ có thể khuyến cáo cho trẻ bú mẹ hoặc dùng bổ sung sữa công thức. Việc bổ sung nước thường không thực sự có lợi trong những trường hợp này bởi nó có thể làm tăng lượng natri trong cơ thể trẻ và gây tình trạng co giật.

Trong trường hợp bạn thấy trẻ lờ đờ, hoặc mê man, hãy đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức.

Khạc nhổ ra đờm màu xanh

Trẻ em thường khạc nhổ rất nhiều như khi chúng ho, khóc, ăn quá nhiều hay do các vấn đề của dạ dày.
Tuy nhiên theo bác sỹ Wong sẽ khá nghiêm trọng nếu trẻ khạc nhổ ra đờm màu xanh lá hay nôn ra đờm màu cà phê.
Đờm màu xanh lá là dấu hiệu của chứng tắc ruột cần thiết phải có can thiệp ngay. Nôn ra đờm màu cà phê là triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa. Tình trạng nôn mửa sau khi bị chấn thương ở đầu cũng cần phải được kiểm tra bởi nó có thể là dấu hiệu của sang chấn hoặc xuất huyết bên trong hộp sọ.
Bạn nên làm gì?
Tốt nhất là bạn nên đưa trẻ đến phòng cấp cứu. Cần phải ngay lập tức có sự đánh giá và kiểm tra của bác sỹ nhi khoa khi trẻ bị nôn ra đờm màu xanh hoặc màu cà phê.
Trẻ bị tổn thương vùng đầu đi kèm hoặc không đi kèm nôn mửa cũng nên được kiểm tra kỹ lưỡng. Trong những trường hợp này tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sỹ để có được biện pháp xử trí phù hợp đối với trẻ.
Thông tin thêm tham khảo tại bài viết: Sốt ở trẻ sơ sinh – Cha mẹ nên làm gì?
Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ưng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ WebMd
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

Xem thêm