Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cẩm nang dành cho lần đầu làm cha mẹ

Cuộc sống có nhiều thay đổi kể từ khi em bé đầu tiên, thật nhiều nhiều vấn đề mới mẻ băn khoăn phải xử lý. Những mẹo này có thể giúp các bậc cha mẹ lần đầu cảm thấy tự tin khi chăm sóc bé của mình.

Làm thế nào để nhận được sự hỗ trợ sau khi bạn đưa bé về nhà?

Việc chăm sóc trẻ sơ sinh đi kèm với nhu cầu chăm sóc bản thân, điều này có thể khiến bạn cảm thấy bận rộn và đôi lúc choáng ngợp. Bạn nên xem xét việc nhờ sự hỗ trợ từ bố mẹ, bạn bè, người thân hoặc các nhân viên y tế.

Để bảo vệ sức khỏe cho bé, những người chăm sóc bé cần đảm bảo đã tiêm đầy đủ vắc-xin và có sức khỏe tốt, không mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm. Ngoài ra, nên hạn chế số lượng khách đến thăm và tránh để họ bế ẵm bé, đặc biệt là tiếp xúc gần và nói chuyện ồn ào xung quanh trẻ.

Làm thế nào để chăm sóc con một cách an toàn?

Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản cần lưu ý:

  • Trước khi chăm sóc trẻ sơ sinh, hãy rửa tay hoặc sử dụng chất khử trùng tay. Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn rất yếu, do đó, nguy cơ nhiễm trùng là rất cao. Đảm bảo rằng tất cả những ai chăm sóc bé đều có bàn tay sạch sẽ.
  • Khi bế bé, luôn chú ý đỡ đầu và cổ, bất kể bé nằm ngang hay ở tư thế thẳng đứng.
  • Tuyệt đối không bao giờ lắc em bé, dù là trong lúc chơi đùa hay khi bực bội. Hành động này có thể gây ra chảy máu não và thậm chí là tử vong. Nếu cần đánh thức bé, thay vì lắc, hãy thử cù chân hoặc thổi nhẹ vào má bé.
  • Luôn cài chặt đai an toàn cho bé khi sử dụng địu, xe đẩy, hoặc ghế ô tô. Tránh mọi hoạt động quá mạnh hoặc có thể gây xóc nảy.
  • Hạn chế các trò chơi mạnh bạo với trẻ sơ sinh, chẳng hạn như lắc bé trên đầu gối hoặc tung bé lên không trung.

Làm thế nào để tạo sự gắn kết với con mình?

Sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái thường diễn ra trong những giờ và ngày đầu tiên sau khi sinh, khi cha mẹ xây dựng mối liên kết sâu sắc với con. Sự gần gũi về mặt thể chất không chỉ giúp hình thành mối quan hệ tình cảm mà còn hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ, giúp trẻ phát triển mạnh mẽ về tinh thần nhờ tình yêu thương của cha mẹ và người thân.

Cha mẹ có thể bắt đầu gắn kết với con bằng cách ôm ấp và vuốt ve nhẹ nhàng bé theo nhiều cách khác nhau. Một phương pháp hiệu quả khác là tiếp xúc da kề da, khi cha mẹ giữ trẻ sơ sinh áp vào ngực trần của mình. Phương pháp này giúp làm dịu bé, điều hòa nhịp tim và mang lại cảm giác an toàn. Đây là bài tập mà cả mẹ và bố đều nên thực hiện.

Dưới đây là cách thực hiện tiếp xúc da kề da với bé:

  • Tránh sử dụng nước hoa hoặc kem dưỡng da có mùi lạ, đặc biệt là mùi thuốc lá.
  • Tìm một chỗ ngồi thoải mái trong phòng có ánh sáng dịu nhẹ. Mặc áo sơ mi hở phía trước và đặt bé tiếp xúc trực tiếp với ngực trần của bạn.
  • Ngồi yên, nói chuyện nhẹ nhàng, ngâm nga hoặc hát ru. Bé có thể ngủ trong suốt quá trình này.

Làm thế nào để xoa dịu con một cách hiệu quả?

Khi trẻ được thư giãn, chúng sẽ cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn xoa dịu trẻ.

  • Mát xa: Mát xa có thể mang lại nhiều lợi ích cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ sinh non hoặc gặp vấn đề về sức khỏe. Một số loại mát xa có thể tăng cường sự gắn kết và hỗ trợ sự phát triển của trẻ. Nhiều sách và video hướng dẫn về mát xa cho trẻ sơ sinh có sẵn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn thêm. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng trẻ sơ sinh không khỏe mạnh như người lớn, vì vậy cần mát xa thật nhẹ nhàng.
  • Âm thanh: Trẻ sơ sinh thường bị thu hút bởi âm thanh, như tiếng nói chuyện hoặc tiếng hát ru. Bé có thể thích nghe nhạc nhẹ, và đồ chơi lục lạc hoặc phát nhạc là cách tốt để kích thích thính giác của trẻ. Nếu bé khó chịu, hãy thử hát hoặc đọc thơ để xoa dịu.
  • Nhạy cảm với môi trường: Một số trẻ sơ sinh có thể nhạy cảm với sự tiếp xúc, ánh sáng hoặc âm thanh. Những trẻ này có thể dễ giật mình và khóc, ngủ ít hơn hoặc quay mặt đi khi có người nói chuyện hoặc hát ru. Nếu trẻ nhạy cảm như vậy, hãy giữ mức độ tiếng ồn và ánh sáng ở mức thấp đến trung bình.
  • Quấn: Quấn bé là một kỹ thuật xoa dịu khác, đặc biệt hiệu quả trong vài tuần đầu sau sinh. Quấn tã đúng cách giúp giữ cánh tay bé gần cơ thể, trong khi vẫn cho phép chân cử động tự do. Kỹ thuật này giữ ấm cho bé và mang lại cảm giác an toàn, thoải mái. Quấn tã cũng có thể giúp hạn chế phản xạ giật mình, giúp bé ngủ yên hơn.

Cách chăm sóc dây rốn và vùng cắt bao quy đầu như thế nào?

  • Chăm sóc dây rốn: Để đảm bảo vùng rốn của bé sạch sẽ, hãy làm sạch nhẹ nhàng quanh gốc rốn bằng nước sạch và thấm khô cho đến khi dây rốn khô và tự rụng, thường trong khoảng 10 ngày đến 3 tuần. Tránh để vùng rốn ngâm trong nước cho đến khi dây rốn rụng và khu vực này hoàn toàn lành lại. Trước khi rụng, dây rốn có thể chuyển từ màu vàng sang nâu hoặc đen, điều này là bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy vùng này đỏ, có mùi hôi, hoặc có dịch tiết, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.
  • Chăm sóc sau cắt bao quy đầu: Ở những vùng có phong tục cắt bao quy đầu sớm cho bé trai, bác sĩ thường bôi mỡ khoáng lên đầu dương vật của bé và phủ gạc để ngăn vết thương dính vào tã. Mỗi lần thay tã, hãy nhẹ nhàng lau sạch đầu dương vật bằng nước ấm (tránh dùng khăn lau trẻ em), sau đó bôi mỡ khoáng và đặt lại gạc. Dương vật có thể hơi đỏ hoặc kích ứng trong vài ngày đến một tuần, nhưng nếu tình trạng này trở nên tồi tệ hơn hoặc xuất hiện mụn nước hay mủ, hãy gọi ngay cho bác sĩ vì đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.

Nên cho bé bú bao nhiêu lần mỗi ngày?

Dù bạn đang cho bé bú mẹ hay bú bình, việc xác định tần suất cho bé bú là một câu hỏi thường gặp. Nói chung, nên cho bé bú theo nhu cầu — tức là bất cứ khi nào bé có dấu hiệu đói. Bé có thể biểu hiện sự đói qua việc khóc, đưa ngón tay vào miệng hoặc phát ra tiếng mút. Trẻ sơ sinh thường cần được bú mỗi 2–3 giờ.

Để đánh giá xem bé đã bú đủ và no, bạn có thể dựa vào các dấu hiệu sau:

  • Bé có vẻ hài lòng sau khi bú.
  • Bé có khoảng 6 tã ướt và đi ngoài nhiều lần mỗi ngày.
  • Bé ngủ ngon.
  • Bé tăng cân đều đặn.

Một cách khác để kiểm tra việc bú mẹ hiệu quả là cảm nhận sự thay đổi ở ngực: ngực đầy trước khi cho bé bú và giảm căng sau khi bé bú xong. Nếu bạn cho bé bú sữa công thức, hãy theo dõi lượng sữa bé bú mỗi lần. Nếu có bất kỳ lo lắng nào về sự phát triển hoặc lịch trình bú của bé, nên trao đổi với bác sĩ.

Trẻ sơ sinh thường nuốt phải không khí khi bú, điều này có thể khiến bé khó chịu và ợ hơi. Hãy đảm bảo cho bé bú đúng tư thế, dù là bú mẹ hay bú bình.

Trẻ sơ sinh thường ngủ khoảng 16 giờ hoặc hơn mỗi ngày, với khoảng cách giữa các giấc ngủ từ 2–4 giờ. Nhiều bé có thể ngủ suốt đêm (từ 6–8 giờ) khi đạt 3 tháng tuổi, nhưng nếu con bạn chưa ngủ được như vậy, đó không phải là điều đáng lo ngại. Giống như người lớn, trẻ sơ sinh phát triển các chu kỳ và kiểu ngủ riêng của mình.

Để giảm nguy cơ Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS), luôn đặt bé nằm ngửa khi ngủ. Một số biện pháp ngủ an toàn khác bao gồm:

  • Tránh sử dụng chăn, chăn bông, da cừu, tấm chắn, thú nhồi bông, hoặc gối trong cũi hay nôi vì chúng có thể gây nguy cơ ngạt thở cho trẻ.
  • Nên cho bé ngủ chung phòng với cha mẹ trong 6 tháng đầu đến 1 năm, nhưng nằm riêng ở giường hoặc nôi cạnh bố mẹ.
  • Thay đổi vị trí đầu của bé từ đêm này sang đêm khác (đầu tiên là phải, sau đó là trái) để ngăn ngừa tình trạng đầu bị bẹt ở một bên.

Chẳng bao lâu nữa, bạn sẽ quen với thói quen chăm sóc con và trở thành một bậc cha mẹ chuyên nghiệp. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc lo lắng nào, hãy trao đổi với bác sĩ, người có thể giới thiệu các nguồn lực hữu ích.

Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM (VIAM Clinic) trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam tư vấn, cung cấp chế độ dinh dưỡng cá thể dành cho những người đang điều trị các bệnh mạn tính, trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân béo phì, phụ nữ mang thai và cho con bú,... Hãy liên hệ với VIAM Clinic nếu bạn muốn có chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị và cải thiện sức khỏe TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935.18.3939 hoặc 024.3633.5678

 
 

 

 

Trương Phan Hồng Hà - Viện y học ứng dụng Việt Nam - Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Theo Nemours KidsHealth
Bình luận
Tin mới
  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

  • 15/05/2025

    5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

    Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

  • 15/05/2025

    Bệnh lý mùa hè thường gặp

    Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

  • 14/05/2025

    Chế độ ăn cho người bị chấy rận

    Chấy rận không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng có thể giúp tăng cường sức đề kháng, giảm ngứa ngáy và hỗ trợ quá trình điều trị chấy rận hiệu quả hơn.

  • 14/05/2025

    Lợi ích sức khỏe của ngải cứu

    Ngải cứu là loại rau cũng như phương thuốc được dùng phổ biến trong đời sống người dân. Mặc dù ngải cứu đã được sử dụng nhiều trong y học phương Đông với nhiều công dụng tuyệt vời trong suốt chiều dài lịch sử, tuy nhiên y học hiện đại chưa chứng minh được tất cả những lợi ích cổ truyền của ngải cứu. Cùng tìm hiểu về loại cây này qua bài viết sau đây!

Xem thêm