Với mi mắt
Do tiêu mất nhiều sợi chun và sợi hồ nên mi trên sa xuống và mi dưới cũng trễ xuống. Mi trên sa xuống, đây không phải là bệnh sụp mi do thần kinh. Nó làm cho mắt nhắm, mở kém linh hoạt nhưng không bao giờ che lấp, cản trở thị lực. Mi dưới trễ xuống, làm lỗ lệ không khớp vào diện nhãn cầu góc dưới trong. Do đó, nước mắt thoát không tốt, dễ tràn ra gò má.
Về kết mạc và giác mạc
Kết mạc (niêm mạc phủ sau hai mi và trước lòng trắng) thì mỏng ra. Khi làm phẫu thuật kết mạc hoặc tiêm dưới kết mạc, người ta phải để ý tránh rách, bục kết mạc do nó đã yếu, mỏng. Giác mạc (ta quen gọi là lòng đen mắt) thì người cao tuổi hay có các cung đục màu trắng hoặc vòng đục trắng vòng theo phần rìa. Hiện tượng đó gọi là dấu hiệu mắt thiên nga (mắt ngỗng trời). Tuy nhiên, nó không bao giờ lấn vào phần trung tâm. Do đó, không cản trở thị lực.
Về tuyến lệ
Các tuyến lệ phụ, nằm rải rác ở kết mạc mi, nay bị teo mất nhiều. Mà các tuyến lệ này có chức năng tiết nước mắt thường xuyên, thường trực. Do đó, người cao tuổi rất ít nước mắt. Còn việc mắt người cao tuổi đôi lúc có trào ồ ạt nước mắt (quen gọi là chảy nước mắt sống) thì lại là vấn đề khác. Đó là do tuyến lệ chính (nằm ở phía sau ngoài mi trên) phải tiết bù cho tuyến lệ thường trực để tránh khô mắt. Tuyến lệ chính chỉ làm việc khi có gió bụi hoặc khói kích thích. Hiện tượng đó dễ làm người cao tuổi tưởng lầm là mình nhiều nước mắt.
Về thể thủy tinh
Thể thủy tinh (TTT) người già thường bị xơ cứng. Nó không phồng lên được để tăng công suất qui tụ khi nhìn gần mà chuyên môn gọi là điều tiết. Do đó, người cao tuổi thường phải đeo kính lão (kính hội tụ mang dấu dương) khi nhìn gần. Thực ra, dấu hiệu này xảy ra rất sớm ở nam giới tuổi 45 trở ra, tuổi nữ giới 40 - 43 trở ra.
Về kích thước nhãn cầu
Nhãn cầu người cao tuổi thường co nhỏ lại. Do đó, trục trước sau nhãn cầu cũng ngắn bớt đi khoảng nửa ly, làm cho mắt bị viễn thị trục. Cho nên, nếu vừa phải đeo kính đọc sách, vừa phải đeo kính hội tụ số nhẹ để nhìn xa, thì cũng không lấy gì làm lạ. Tức là mắt đó vừa bị lão thị, vừa bị viễn thị trục, do nhãn cầu co ngắn lại.
Đục thủy tinh thể
Thủy tinh thể người già thường hay bị đục. Từ tuổi 70, Thủy tinh thể của ai cũng bắt đầu đục. Đục nhiều đến mức làm giảm thị lực, cản trở sinh hoạt thì mới phải mổ. Thể thủy tinh trước khi đục hẳn thì nó đặc, tăng công suất thay cho kính lão. Nhiều người đang dùng kính thấy bỏ kính ra đọc, viết lại rõ hơn là đeo kính. Chớ vội mừng, đó là dấu hiệu ban đầu của đục thủy tinh thể.
Võng mạc
Võng mạc người cao tuổi cũng mỏng đi, cũng xơ, co. Do đó, rất có thể bị các mảng khuyết ở một vài chỗ. Ổ khuyết ở trung tâm được gọi là nang hoàng điểm.
CÁCH BẢO VỆ MẮT NGƯỜI CAO TUỔI
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.