Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bản tin mới về Sức khoẻ và Y tế ngày 28/6

Hà Nội: Xuất hiện 4 ổ dịch thuỷ đậu tại trường tiểu học và liên cấp; Hàng loạt trẻ ngộ độc chì do dùng thuốc cam; Xuất hiện nhiều ca mắc bệnh viêm não Nhật Bản nặng ở TPHCM;... là những tin tức nổi bật về sức khỏe và y tế hôm nay, ngày 27/6/2017.

Bản tin mới về Sức khoẻ và Y tế ngày 28/6

Hà Nội: Xuất hiện 4 ổ dịch thuỷ đậu tại trường tiểu học và liên cấp

Tiêm vắc xin là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh thủy đậu cho trẻ

Chiều 27/6, Sở Y tế Hà Nội đã có buổi làm việc với UBND quận Nam Từ Liêm, Quận Cầu Giấy về tình hình dịch bệnh trên địa bàn.

Báo cáo của Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm cho biết, tính từ đầu năm đến ngày 25/6, trên địa bàn quận đã ghi nhận 244 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng, thuỷ đậu, quai bị, ho gà, sốt phát ban dạng sởi, viêm phổi nặng do vi rút (gấp hơn 1,5 lần so với năm 2016). 

Riêng đối với bệnh thuỷ đậu, toàn quận đã ghi nhận 95 ca mắc (tăng gấp gần 5 lần so với năm 2016), trong đó quận đã ghi nhận 4 ổ dịch thuỷ đậu tại 3 trường mầm non gồm: Mầm non Phú Đô (10 ca); mầm non Tây Mỗ B (25 ca); mầm non Ánh Sao Sáng (7ca) và trường liên cấp Việt Úc-Hà Nội (5 ca). Tại các trường mầm non, Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm đã phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội tiến hành phun cloramin B xử lý triệt để. Nhờ vậy, hiện tại, các ổ dịch đều đã được kiểm soát.

Nguồn: http://suckhoedoisong.vn/ha-noi-xuat-hien-4-o-dich-thuy-dau-tai-truong-tieu-hoc-va-lien-cap-n133359.html

Xuất hiện nhiều ca mắc bệnh viêm não Nhật Bản nặng ở TPHCM

Bệnh nhân khám bệnh BHYT tại Bệnh viện Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh. 

Từ cuối tháng 5, đầu tháng 6, các bệnh viện nhi tại Thành phố Hồ Chí Minh đã bắt đầu tiếp nhận nhiều ca mắc bệnh viêm não Nhật Bản. Đây được xem là thời điểm bắt đầu vào mùa dịch bệnh viêm não Nhật Bản kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm.

Tại Khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, từ đầu năm đến nay đã tiếp nhận 25 ca viêm não Nhật Bản, chiếm 50% tổng số ca mắc các bệnh viêm não, viêm màng não. Hiện có 6 bệnh nhi điều trị trong tình trạng bệnh nặng và phải thở máy. So với cùng kỳ năm 2016, năm nay, số lượng trẻ mắc viêm não Nhật Bản nhiều hơn và tình trạng bệnh cũng nặng hơn.

Theo bác sĩ cảnh báo, bệnh viêm não Nhật Bản có thể gia tăng trong thời gian tới khi muỗi Culex - một loại muỗi sinh sống chủ yếu ở các ruộng lúa vào mùa phát triển mạnh. Tại khu vực phía Nam, bệnh thường gặp ở những vùng nông thôn, đặc biệt xuất hiện nhiều ở vùng trồng lúa như các tỉnh miền Tây Nam bộ. Bệnh lây truyền từ động vật như lợn, chim sang người qua trung gian truyền bệnh của loài muỗi Culex.

Nguồn: http://bnews.vn/xuat-hien-nhieu-ca-mac-benh-viem-nao-nhat-ban-nang-o-tphcm/49095.html

Hàng loạt trẻ ngộ độc chì do dùng thuốc cam

Ngày 27/6, hàng loạt trẻ bị ngộ độc chì do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc đang được điều trị tại Bệnh viện (BV) Nhi T.Ư, trong đó nhiều trường hợp bị rối loạn nặng về thần kinh và tiêu hóa. Điều đáng lo là dù liên tục được cảnh báo, nhưng số bệnh nhi nhập viện do ngộ độc chì vẫn gia tăng.

Theo thống kê của khoa Cấp cứu chống độc, BV Nhi T.Ư, chỉ trong 3 tuần đầu tháng 6, đã có 8 trường hợp trẻ nhập viện với những biểu hiện rối loạn nặng về thần kinh và tiêu hóa do sử dụng thuốc cam. “Mặc dù đã có rất nhiều cảnh báo về nguy cơ ngộ độc chì trong thuốc cam, nhưng nhiều người vẫn tin rằng thuốc cam có thể giúp trẻ tăng cân, chữa lành một số bệnh thông thường. Một số cha mẹ dùng thuốc cam để vệ sinh lưỡi cho trẻ. 

Nguồn: http://kinhtedothi.vn/hang-loat-tre-ngo-doc-chi-do-dung-thuoc-cam-291539.html

Sản phụ tử vong sau sinh mổ

Sáng 24/6, chị Linh, 29 tuổi ở Phù Mỹ, Bình Định có dấu hiệu chuyển dạ nên được gia đình đưa đến Trung tâm Y tế huyện Phù Mỹ. Gia đình cũng yêu cầu sinh mổ nhưng kíp trực không đồng ý. Đến trưa thì vợ anh bất tỉnh, băng huyết được chuyển mổ cấp cứu.

Sau đó, anh được bác sĩ thông báo sản phụ bị chảy máu ồ ạt sau sinh nên sẽ được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Bình Định cấp cứu. Sản phụ tử vong trên đường vận chuyển.  

Được biết, trước khi sinh sản phụ đã có biểu hiện choáng nhẹ, xuất huyết không rõ nguyên nhân. Bệnh nhân được truyền dịch, thở ôxy; trẻ sinh ra bị ngạt nên được hồi sức. Trong khi đó, người mẹ cũng có biểu hiện chảy máu dữ dội. Ngay lập tức các bác sĩ tiến hành hồi sức và chuyển viện nhưng không kịp.

Nguồn: http://ngaynay.vn/suc-khoe/san-phu-tu-vong-sau-sinh-mo-50552.html

Bé gái 5 tuổi mọc lông đầy người

Bé Bích mọc lông đầy người.

Bé Phạm Nguyễn Ngọc Bích, 5 tuổi, ở ấp Xóm Lung, xã Định Bình, thành phố Cà Mau (tỉnh Cà Mau) mọc lông đầy người, có xu hướng lan rộng ra toàn thân. 

Theo lời kể, từ khi sinh ra, bé Bích có bớt đen trên má trái, bằng đầu đũa. Theo thời gian, ở lưng bé Ngọc Bích xuất hiện các bớt đen và ngày càng lan rộng, đồng thời mọc nhiều lông. Mẹ bé cho biết, những bớt đen có mụn nước, khi vỡ thường chảy và đau nhức. Thời gian đầu, gia đình đã đưa béđến các bệnh viện TPHCM khám và điều trị. Tuy nhiên vì không đủ kinh phí nên đành đưa bé về nhà. 

Gần đây, ông Nguyễn Minh Luân- GĐ Sở GD&ĐT Cà Mau đã hỗ trợ bé Bích 10 triệu đồng để trị bệnh. Gia đình đã đưa bé đến phòng khám ở thành phố Cà Mau nhưng các bác sĩ vẫn chưa có kết luận và phương án điều trị.

Nguồn: http://khoe360.tienphong.vn/gia-dinh-suc-khoe/be-gai-5-tuoi-moc-long-day-nguoi-1162126.tpo

Cứu thành công cánh tay của bé gái 5 tuổi

Sáng 26/6, cháu A đã được chuyển sang khoa Chỉnh hình nhi để tiếp tục điều trị. 

Theo thông tin từ bệnh viên Nhi Trung ương, vừa qua bệnh viện đã cứu thành công cánh tay của một bé gái 5 tuổi ở Phú Thọ bị xe cẩu cán và dập nát một phần cánh tay phải.

Được biết khi cháu A được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng rất nguy kịch: xương gãy hở cấp độ 3, đứt động mạch cánh tay, thần kinh và phần mềm dập nát không đủ che phủ xương cộng thêm tình trạng sốc nặng do mất máu, mạch nhanh, huyết áp tụt.

Sau hơn 3 giờ, đồng hồ phẫu thuật các bác sĩ đã bảo lưu được cánh tay dập nát của bé. Sau mổ, bàn tay của bệnh nhi đã hồng, dấu hiệu lưu thông máu tốt. Hiện tại sức khỏe bệnh nhi đã dần bình phục, tỉnh táo, không sốt, phần nối cánh tay phải ấm hồng, mạch rõ. Sáng 26/6, cháu A đã được chuyển sang khoa Chỉnh hình nhi để tiếp tục điều trị.

Nguồn: http://congly.vn/xa-hoi/suc-khoe/cuu-thanh-cong-canh-tay-cua-be-gai-5-tuoi-215738.html

Đau đầu, liệt nửa người vì... sex

 
Lucinda bên gia đình.
 Cực khoái không chỉ là sự thăng hoa mà đôi khi đem tới những tai nạn như trường hợp của Lucinda Allen (Anh). Theo Cosmopolitan, năm 2012, người phụ nữ 34 tuổi vừa ân ái với chồng là Tony thì đau dữ dội phần đầu trên mắt phải. Lúc ấy, cô đang mang thai 26 tuần. Tới bệnh viện, Lucinda hoảng loạn vì mất khả năng nói chuyện. 

Xem xét kết quả chụp chiếu, đội ngũ y tế xác định Lucinda bị xuất huyết não nên cần phẫu thuật ngay. Họ gây mê nữ bệnh nhân đồng thời chuẩn bị sẵn phương án mổ cứu thai nhi. May mắn, em bé trong bụng Lucinda vẫn khỏe mạnh và chào đời an toàn 3 tháng sau ca mổ não. 

Tổng cộng, Lucinda đã trải qua một lần đột quỵ nghiêm trọng cùng 4 lần đột quỵ nhẹ. Cô liệt hoàn toàn nửa người bên trái và phải di chuyển bằng xe lăn. Các bác sĩ cho rằng, những bất thường bẩm sinh ở mạch máu não đã dẫn tới những cơn đau đầu sau cực khoái của Lucinda và gây ra tai nạn hy hữu trên.

Nguồn: http://vtc.vn/dau-dau-liet-nua-nguoi-vi-len-dinh-d332659.html

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bản tin mới về Sức khoẻ và Y tế ngày 27/6

Hà Thành - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (Tổng hợp) -
Bình luận
Tin mới
  • 04/04/2025

    Làm thế nào để cải thiện lưu thông máu của bạn?

    Khi chân tay không nhận đủ máu, tay hoặc chân của bạn có thể cảm thấy lạnh hoặc tê. Nếu bạn có làn da sáng, chân của bạn có thể chuyển sang màu xanh. Lưu thông máu kém cũng có thể làm khô da, khiến móng tay giòn và khiến tóc rụng, đặc biệt là ở chân và bàn chân. Một số nam giới có thể gặp khó khăn trong việc cương cứng hoặc duy trì sự cương cứng. Và nếu bạn bị tiểu đường, vết trầy xước, vết loét hoặc vết thương của bạn có xu hướng lành chậm hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn một số mẹo để cải thiện lưu thông máu.

  • 03/04/2025

    Ăn gì cho đẹp da, khắc phục da sần sùi do vảy nến?

    Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.

  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

Xem thêm