Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bạn biết gì về giãn tĩnh mạch?

Đây là một dấu hiệu gây mất thẩm mỹ nhất mà mọi người hay phàn nàn và để ý đến

Bạn biết gì về giãn tĩnh mạch khi nhìn thấy chúng, những đường nổi sần sùi, loằng ngoằng ở chân, có màu xanh tím và thường ở phụ nữ lớn tuổi. Đó chính là giãn tĩnh mạch và dù chúng không phù hợp với tiêu chuẩn vẻ đẹp của xã hội hiện đại khi mặc bikini nhưng đây không phải là bệnh mặc dù chúng cũng gây khó chịu. Hãy cùng tìm hiểu thông tin này trong bài viết dưới đây cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam.

Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng tĩnh mạch bị giãn theo thời gian, khi chúng bị giãn ra chúng dễ nhìn thấy dưới da và có thể các vết sần và búi xoắn. Nhưng không chỉ là thứ chướng tai gai mắt, suy tĩnh mạch còn khiến mạch hoạt động không còn tốt như trước, chúng bị dầy thành hơn, gây viêm và đau đớn, Không phải tất cả giãn tĩnh mạch đều giống nhau. Có những loại to, loại nhỏ, loại siêu nhỏ có thể tìm ngay dưới da, xuất hiện các đường chỉ nhỏ màu đỏ hoặc tím. Chúng còn được gọi là mạch mạng nhện và kích cỡ dưới 1 mm. Ở những mạch máu lớn có thể xuất hiện đoạn giãn từ 1-3 mm hay còn gọi mạch lưới, chúng có màu hơi xanh và nhô ra. Ở phần cuối đoạn mạch có đoạn giãn có thể lên đến 4 mm. Những đoạn mạch to như thế này là một trong những loại giãn tĩnh mạch được đề cập đến, phình to, ngoằn ngoèo nhô ra hẳn khỏi da.

Giãn tĩnh mạch rất thường gặp. Ước tính 90% người trưởng thành có mạch mạng nhện, 80% là mạch lưới và 50-60% là giãn mạch to hoặc có triệu chứng của những bệnh kém lưu thông tĩnh mạch. Mặc dù giãn tĩnh mạch cũng không phải là vấn đề sức khỏe đáng lưu ý, đôi khi người ta có thể trải quả những triệu chứng khó chịu như:

  • Đau âm ỉ hoặc đau gần tĩnh mạch
  • Nặng nề và buồn bã chân tay chỗ giãn tĩnh mạch
  • Sưng tại vị trí tĩnh mạch và ở chi
  • Bồn chồn hoặc chuột rút chân vào ban đêm
  • Ngứa hoặc nóng rát tĩnh mạch bị giãn

Nguyên nhân  gây giãn tĩnh mạch?

Người ta không hiểu hoàn toàn được nguyên nhân của giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, có một vài yếu tố được cho là lý do khiến người này bị giãn tĩnh mạch nhiều hơn người khác. Những yếu tố này gồm:

  • Người có gen khuynh hướng làm tăng giãn tĩnh mạch: nếu bạn có gia đình tiền sử giãn tĩnh mạch thì nhiều khả năng bạn cũng sẽ bị.
  • Chấn thương có thể gây tổn hại đến thành mạch và dẫn đến khó lưu thông máu trong thành mạch. Cục máu đông cũng gây tổn thương thành mạch có thể dẫn đến sẹo xơ hoặc hẹp thành mạch.
  • Nữ giới: nữ giới có nguy cơ cao bị giãn tĩnh mạch hơn nam giới
  • Thay đổi hormone: giãn tĩnh mạch xảy ra ở nữ nhiều hơn nam đặc biệt là trong giai đoạn mang thai. Thường thì sẽ bắt đầu ở 3 tháng đầu chu kỳ mang thai nhưng kể cả bạn không mang thai thì 14 ngày cuối của chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể bị giãn tĩnh mạch. Sử dụng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp thay thế hormone cũng làm tăng nguy cơ, cũng như việc thay đổi hormone do tuổi và mãn kinh.
  • Đứng trong thời gian dài: do giãn tĩnh mạch xuất hiện khi mạch bị giãn, nên khi đứng lâu có thể thể khiến máu tụ lại ở chân dưới và cớ thể phải làm việc vất vả hơn để chuyển máu đến tim khi chống lại trọng lực.
  • Có tuổi: đơn giản là khi có tuổi hệ thống mạch trở lên kém đàn hồi và mất đi khả năng chống lại trọng lực nên làm tăng nguy cơ bị giãn tĩnh mạch.
  • Béo phì: béo phì cũng làm tăng áp lực xuống bắp chân nên cũng tăng nguy cơ.

Tuy nhiên cũng khẳng định lại giãn tĩnh mạch không phải dấu hiệu của bất cứ bệnh lý nào hay có vấn đề của tuần hoàn. Giãn tĩnh mạch xảy ra do các van tĩnh mạch bị suy yếu nhưng khong gây ra vấn đề về tim mạch hay sức khỏe nói chung.

Cách phòng ngừa

Tuổi tác, gen, mang thai và yếu tố nghề nghiệp có thể đóng vai trò quan trọng trong việc xuất hiện giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên sự thay đổi lối sống không có tác dụng gì nhiều trong việc phòng ngừa giãn tĩnh mạch.  Lối sống lành mạnh có thể giảm bớt một chút nhưng không có nghĩa là bạn sé tránh được giãn tĩnh mạch xảy ra và nếu có xảy ra thật thì lối sống lành mạnh cũng chỉ giảm bớt sự tiến triển xấu của giãn tĩnh mạch.

  • Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu ở một chỗ trong 1 thời gian dài: di chuyển cơ thể liên tục để cho máu được lưu thông tốt hơn. Thậm chí nếu bạn làm bàn giấy thì hãy ngồi đung đưa chân một chút, hoặc thường xuyên đứng dậy đi lấy nước, lấy đồ.
  • Đi tất ép tĩnh mạch hoặc khi đứng hoặc ngồi lâu: những loại tất này sẽ nén da và ngăn việc máu ứ đọng lại ở chi dưới khi bạn ngồi hoặc đứng trong thời gian dài.
  • Duy trì sức khỏe lành mạnh: béo phì làm tăng áp lực lên thành mạch nên cần phải giữ cho cân nặng ở mức khỏe mạnh.
  • Uống đủ nước tốt cho tuần hoàn
  • Đi bộ
  • Thường xuyên vận động
  • Nằm nghiêng bên trái nếu bạn đang mang bầu
  • Đừng bắt chéo chân khi ngồi

Hi vọng những lưu ý trên có thể giúp giảm được phần nào nguy cơ giãn tĩnh mạch cũng như làm cho giãn tĩnh mạch bớt xấu đi.

Làm thế nào để có một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh, phù hợp cho sức khỏe cả gia đình? Liên hệ ngay với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để đăng ký Khám, tư vấn Dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam nhé! Đặt lịch khám nhanh và đơn giản tại Hotline: 0935183939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 10 hiểu lầm về bệnh giãn tĩnh mạch

 

Ths. Bs. Đào Thị Ngọc -Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo health.usnews) -
Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm