Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bạn biết gì về chất tạo ngọt Truvia? (Phần 1)

Rất nhiều người đang cố gắng giảm lượng đường tiêu thụ bằng cách này hay cách khác. Và bởi vì vậy, rất nhiều loại đường thay thế đã được đưa ra thị trường ngày nay. Truvia là một trong số đó.

Truvia được bán trên thị trường như một chất tạo ngọt tự nhiên, có nguồn gốc từ cỏ ngọt stevia rất tốt cho việc kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên bạn có thể tự hỏi liệu Truvia liệu có khỏe mạnh hay tự nhiên thật không? Dưới đây là những thông tin để bạn tìm hiểu mọi thứ cần biết về Truvia.

Truvia là gì?

Truvia là một chất tạo ngọt được phát triển chung bởi Cargill, Inc-một tập đoàn thực phẩm và nông nghiệp đa quốc gia và công ty Coca Cola. Nó được giới thiệu vào năm 2008 và hiện là một trong những chất làm ngọt phổ biến nhất ở Mỹ.

Nó được sản xuất từ sự pha trộn của ba thành phần:

  • Erythritol: Một loại đường rượu
  • Rebaudioside A: Một hợp chất ngọt được phân lập từ cây stevia – được liệt kê với tên gọi Rebiana trên nhãn
  • Hương vị tự nhiên: Các nhà sản xuất không chỉ định hương liệu được sử dụng

Truvia thường bị nhầm lẫn với stevia – một chất làm ngọt tự nhiên được làm từ lá cây stevia. Trong khi Truvia được quảng cáo như một chất làm ngọt dựa trên stevia và có một cái tên có vẻ tương tự. Tuy nhiên Truvia và Stevia hoàn toàn không giống nhau.

Truvia không chứa Stevia – chỉ chứa một lượng nhỏ Rebaudioside A

Truvia được cho là chất tạo ngọt dựa trên nguồn gốc stevia. Tuy nhiên điều này cũng vô cùng gây hiểu lầm bởi vì nó hầu như không chứa bất kỳ thành phần nào của cây stevia – và chắc chắn không có lợi ích sức khỏe nào của nó.

Lá stevia có hai thành phần tạo ngọt là stevioside và rebaudioside A. Trong hai thành phần này, stevioside thường đem lại những lợi ích sức khỏe đó là giảm lượng đường máu và giảm huyết áp. Tuy vậy, trong Truvia hoàn toàn không có stevioside mà chỉ có một lượng nhỏ rebaudioside A tinh khiết không liên quan đến bất kỳ lợi ích sức khỏe nào.

Và với lý do này, những quảng cáo tiếp thị Truvia như một chất tạo ngọt dựa trên stevia là rất đáng nghi ngờ.

Thành phần chính là Erythritol

Thành phần chính trong Truvia là erythritol. Erythritol là một loại đường rượu có trong một số loại thực phẩm tự nhiên như trái cây. Nó cũng có thể được chiết xuất và tinh chế để sử dụng như chất làm ngọt. Công ty Cargill sản xuất erythritol bằng cách chế biến ngô thành tinh bột sau đó lên men bằng men. Sản phẩm này sau đó được tinh chế hơn nữa để tạo ra tinh thể erythritol. Cấu trúc hóa học của đường rượu cho phép chúng kích thích các thụ thể ngọt trên lưỡi của bạn. Đường rượu khá phổ biến trong chế độ ăn uống phương Tây. Ngoài erythritol, chúng còn bao gồm xylitol, sorbitol và maltitol.

Tuy nhiên erythritol có vẻ khác với những thành phần khác. Cấu trúc hóa học độc đáo khiến nó có khả năng chống tiêu hóa. Đa phần nó sẽ không thay đổi trong cơ thể của bạn và được thải ra ngoài qua nước tiểu. Vì vậy nó cung cấp dạng kalo rỗng cho cơ thể và không gây ra các dạng trao đổi chất có hại của đường dư thừa.

Nhiều nghiên cứu thực hiện trên động vật dài hạn không cho thấy tác động tiêu cực của sự tiêu thụ erythritol trong quá trình trao đổi chất. 

Mời các bạn đón đọc phần tiếp theo của bài viết tại website: vienyhocungdung.vn

Ths. Thanh Hà - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo healthline)
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Ăn gì cho đẹp da, khắc phục da sần sùi do vảy nến?

    Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.

  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

Xem thêm