Đây là quan niệm chủ quan vô cùng nguy hiểm đã tạo cơ hội cho mầm bệnh viêm gan B phát triển mạnh mẽ. Người khỏe mạnh không có bất kỳ một dấu hiệu nào của bệnh cũng có thể là người đã bị nhiễm viêm gan siêu vi B. Bởi vì viêm gan B là căn bệnh kín đáo, phát triển âm thầm, chỉ 30-50% số người nhiễm có các biểu hiện như mệt mỏi, sốt nhẹ, rối loạn tiêu hóa, vàng da, vàng mắt. vào giai đoạn đầu. các dấu hiệu này ở giai đoạn đầu thường rất nhẹ, bệnh nhân có tâm lý chủ quan sẽ bỏ qua mà không biết mình đang sống chung với căn bệnh chết người.
Viêm gan B chỉ trở nên nguy hiểm khi không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, mỗi người nên tự ý thức cho mình khám chữa xét nghiệm máu định kỳ để phá hiện viêm gan B.
2. Sinh hoạt chung với người bị nhiễm viêm gan B sẽ bị lây bệnh
Viêm gan B không lây qua đường tiêu hóa. Do đó, các hoạt động tiếp xúc, sinh hoạt với người bị viêm gan B sẽ không bị lây truyền. Tuy nhiên, cần lưu ý viêm gan B lây truyền qua đường máu nên cần tránh sử dụng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu, kéo hay các vận dụng dễ gây tổn thương với người nhiễm viêm gan B.
Quan niệm sinh hoạt chung với người bị nhiễm bệnh sẽ bị bệnh tạo ra khoảng cách rất lớn giữa bệnh nhân và người bình thường. Tinh thần người nhiễm viêm gan B đi xuống trầm trọng do con mắt kỳ thì của mọi người xung quanh. Họ bị xa lánh bởi chính sự thiếu hiểu biết đối với căn bệnh phổ biến này.
3. Bệnh viêm gan B là bệnh di truyền
Những người viêm gan B thường cho rằng mình bị viêm gan B thì chắc chắn con cháu mình cũng bị viêm gan B. Các nhà nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng viêm gan B không phải là bệnh di truyền mà là bệnh truyền nhiễm. Một trong các con đường lây nhiễm viêm gan B đó là truyền từ mẹ sang con. Đây là con đường lây truyền phổ biến nhất nhưng 95% trẻ sơ sinh có thể miễn nhiễm với căn bệnh này nếu được phát hiện và xử lý kịp thời.
4. Tiêm phòng viêm gan B sẽ miễn nhiễm với viêm gan B mãi mãi
Tiêm phòng viêm gan B chỉ có tác dụng khi người đó chữa nhiễm viêm gan siêu vi B và sau đó cơ thể người bệnh phải tạo ra được đủ nồng độ kháng thể Anti-HSs mới có tác dụng phòng bệnh. Do đó trước khi tiêm phòng cần xét nghiệm HbsAg và Anti-HBS. Nếu kết quả âm tính với HbsAg đồng thời âm tính với Anti-HBs hoặc nồng độ Anti-HBs thấp thì cần phải đi tiêm phòng. Nếu dương tính với HbsAg, việc tiêm phòng không còn tác dụng.
5. Người bị viêm gan B sẽ chết vì ung thư gan
90% số người lớn bị nhiễm virus viêm gan B cấp tính sẽ khỏi hẳn và 10% còn lại mới trở thành viêm gan mạn tính. Và chỉ có 20% số người bị viêm gan mạn tính có biến chứng thành ung thư gan và xơ gan. Trên thế giới có khoảng 400 triệu người bị viêm gan B và hằng năm khoảng 600,000 người chết do virus viêm gan B.
6. Thuốc là cách tốt nhất chữa viêm gan B
Nếu khám phá ra bệnh sớm, ung thư gan có thể chữa trị thành công. Nhưng nếu mức ALT của người bệnh lên cao thì sự điều trị với thuốc chống siêu vi có thể là đúng. Tuy nhiên, cần phối hợp với các phương pháp điều trị khác. Điều không thể thiếu để chữa trị viêm gan B đó là xây dựng cho mình một chết độ sinh hoạt và làm việc hiệu quả.
7. Cần phải kiêng thức ăn giàu chất đạm và chất béo khi bị nhiễm viêm gan B
Các bác sĩ chuyên khoa đã chỉ ra rằng, khi bị viêm gan, bạn vẫn cần phải ăn uống bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, không cần phải kiêng bất cứ thứ gì. Tuy nhiên, rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích là một điều cấm kỵ.
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.
Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.
Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?
Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:
Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.
Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.
Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu những kiến thức và thông tin hữu ích giúp bạn giữ ấm cơ thể một cách hiệu quả trong mùa đông.
Mùa đông, với không khí lạnh và khô, là thời điểm nhiều người dễ mắc các bệnh dị ứng. Các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa ngáy, khó thở… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống. Vậy dị ứng mùa đông là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về chủ đề này nhé