Bữa sáng được xem là bữa ăn quan trọng nhất, cung cấp những năng lượng cần thiết cho nhiều hoạt động trong ngày.
Điều gì khiến chúng ta không đói vào buổi sáng đến mức không muốn ăn sáng? Dưới đây là 6 lý do có thể khiến chúng ta không cảm thấy đói vào buổi sáng:
Ăn nhiều chất béo hoặc protein vào buổi tối hôm trước
Một trong những lý do chính khiến chúng ta không cảm thấy đói khi thức dậy là do chúng ta đã ăn một bữa tối giàu chất béo hoặc protein hoặc đồ ăn nhẹ vào đêm hôm trước. Những chất dinh dưỡng đa lượng này có thể làm chậm quá trình tiêu hóa của dạ dày và giúp chúng ta cảm thấy no lâu hơn, ngay cả vào sáng hôm sau.
Đặc biệt, protein cũng có thể làm thay đổi đáng kể mức độ hormone điều chỉnh cảm giác đói và thèm ăn.
Tương tự, các bữa ăn nhiều chất béo có thể làm thay đổi mức độ của một số hormone liên quan đến cảm giác thèm ăn và cảm giác no, dẫn đến giảm cảm giác đói.
Mức độ hormone của bạn thay đổi qua đêm
Qua đêm và trong khi ngủ, mức độ của một số hormone trong cơ thể bạn dao động. Điều này có thể thay đổi cảm giác thèm ăn của bạn.
Đặc biệt, nghiên cứu cho thấy mức epinephrine, còn được gọi là adrenaline, có xu hướng cao hơn vào buổi sáng.
Người ta tin rằng hormone này ngăn chặn sự thèm ăn bằng cách làm chậm tốc độ dạ dày của bạn trống rỗng và tăng sự phân hủy carbohydrate được lưu trữ trong gan và cơ bắp của bạn để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Hơn nữa, một nghiên cứu đã quan sát thấy rằng mức độ ghrelin, hormone đói, thấp hơn vào buổi sáng so với đêm hôm trước. Điều này cũng có thể giải thích tại sao bạn cảm thấy ít đói hơn khi thức dậy
Lưu ý rằng những biến động hormone hàng ngày này là hoàn toàn tự nhiên và thường không phải là nguyên nhân đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy đói hoặc thèm ăn thay đổi đột ngột hoặc cực độ, hãy cân nhắc trao đổi với chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
Tâm trạng lo lắng hoặc chán nản
Lo lắng và trầm cảm đều có thể ảnh hưởng đáng kể đến mức độ đói của chúng ta. Ngoài các triệu chứng như rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi và mất hứng thú cũng có thể gây ra thay đổi cảm giác thèm ăn.
Tuy nhiên, lo lắng và trầm cảm ảnh hưởng đến chúng ta theo cách khác nhau. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những tình trạng này có liên quan đến sự gia tăng cảm giác thèm ăn và lượng thức ăn của một số người.
Nếu chúng ta đang trải qua lo lắng hoặc trầm cảm và nghi ngờ nó ảnh hưởng đến sự thèm ăn hoặc các khía cạnh khác của sức khỏe, hãy nói chuyện với chuyên gia để xác định liệu trình điều trị tốt nhất.
Bị ốm
Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh, cúm và viêm phổi sẽ khiến chúng ta ít cảm thấy đói hơn. Trong một số trường hợp, những bệnh nhiễm trùng này cũng hạn chế vị giác và khứu giác của chúng ta, điều này có thể làm giảm sự thèm ăn.
Bên cạnh đó, một số bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như cúm, cũng có thể gây ra các triệu chứng làm giảm cảm giác đói và thèm ăn, bao gồm buồn nôn và nôn.
Điều đặc biệt quan trọng là phải cung cấp đủ nước và cung cấp năng lượng cho cơ thể khi chúng ta bị ốm, ngay cả khi chúng ta không cảm thấy đói. Súp, trà nóng, chuối, bánh quy giòn, và táo là những thực phẩm tốt cho dạ dày lúc bấy giờ.
Phụ nữ đang mang thai
Ốm nghén là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến khoảng 80% số người trong thời kỳ mang thai. Mặc dù ốm nghén có thể ảnh hưởng bất cứ lúc nào trong ngày, nhưng nó thường xảy ra vào buổi sáng. Hiện tượng này sẽ được cải thiện hoặc biến mất sau 14 tuần của thai kỳ.
Ốm nghén có thể làm giảm cảm giác thèm ăn. Trên thực tế, trong một nghiên cứu ở 2.270 phụ nữ mang thai, 34% cho biết ăn ít hơn trong thời kỳ đầu mang thai.
Ngoài ốm nghén, mang thai có thể gây ra các triệu chứng giảm đói khác như khó tiêu, đầy bụng và chậm làm rỗng dạ dày.
Uống đủ nước, ăn nhiều bữa nhỏ, thử các công thức nấu ăn nhất định, ngủ đủ giấc và giữ nhà thông thoáng để tránh mùi hương gây buồn nôn là các biện pháp có thể làm giảm các triệu chứng và cải thiện sự thèm ăn.
Những nguyên nhân khác
Ngoài các yếu tố phổ biến được liệt kê ở trên, có một số lý do khác khiến bạn không cảm thấy đói khi thức dậy:
Đang dùng một số loại thuốc. Nhiều loại thuốc, bao gồm thuốc lợi tiểu và thuốc kháng sinh, có thể làm giảm cảm giác đói và thèm ăn.
Đang già đi, giảm cảm giác thèm ăn là phổ biến ở người lớn tuổi và có thể do thay đổi nhu cầu năng lượng, kích thích tố, vị giác hoặc khứu giác và hoàn cảnh xã hội.
Đang có vấn đề về tuyến giáp. Mất cảm giác thèm ăn có thể là dấu hiệu của suy giáp hoặc giảm chức năng tuyến giáp.
Đang trong thời kỳ rụng trứng. Estrogen, một hormone sinh dục nữ tăng trong thời kỳ rụng trứng, có thể ngăn chặn sự thèm ăn.
Nên làm gì khi không cảm thấy đói ngay khi thức dậy?
Nếu chúng ta không cảm thấy đói sau khi thức dậy, chúng ta có thể dành một chút thời gian để chuẩn bị cho ngày mới như đi tắm, mặc quần áo, tập vài động tác thể dục,… trước khi ăn sáng.
Đôi khi, những hoạt động đó sẽ giúp chúng ta có thể cảm thấy đói và sẵn sàng ăn. Nếu vẫn không cảm thấy đói, chúng có thể thử ăn một thứ gì đó để kích thích sự thèm ăn. Chọn những món ăn yêu thích quen thuộc hoặc thử nghiệm các nguyên liệu mới cũng có thể khiến chúng ta hào hứng với việc ăn sáng và khơi dậy cảm giác thèm ăn.
Sữa chua với quả các loại quả mọng là một trong những món ăn sáng lành mạnh.
Dưới đây là một số ý tưởng ăn sáng lành mạnh:
Sữa chua với quả các loại quả mọng.
Bột yến mạch với chuối cắt lát và một chút mật ong.
Sinh tố rau bina, trái cây tươi và bột protein.
Trứng tráng với nấm, cà chua, ớt chuông và pho mát.
Bánh mì nướng bơ với trứng.
Nếu chúng ta cảm thấy khó ăn sáng vì lo lắng hoặc chán nản, hãy xây dựng cho mình những thói quen buổi sáng có lợi nhất.
Cuối cùng, nếu có nghi ngờ tình trạng sức khỏe tiềm ẩn có thể góp phần khiến chúng ta chán ăn, hãy nói chuyện với chuyên gia chăm sóc sức khỏe để xác định liệu trình điều trị tốt nhất.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nên ăn bữa sáng như thế nào cho khỏe?
Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.