Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 điều cần tránh khi ăn lẩu dịp cuối năm

Trong thời tiết giá lạnh của mùa lễ hội cuối năm 2020, cùng bạn bè, người thân quây quần bên nồi lẩu nghi ngút thì còn gì bằng! Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe trong mùa Đông, bạn cần tránh những điều sau khi ăn lẩu.

Chọn thực phẩm chế biến sẵn

Hiện nay, trên thị trường có nhiều gói gia vị lẩu, sa tế đa dạng hương vị, giúp bạn có được nồi lẩu ngon như nhà hàng mà không cần mất thời gian chuẩn bị. Tuy nhiên, các sản phẩm này thường chứa nhiều dầu ăn, chất béo chuyển hóa (trans fat) và muối. Đây là những thành phần ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nếu bạn ăn lẩu thường xuyên trong mùa lễ hội cuối năm.

Do đó, khi có thời gian, bạn nên tự chế biến nước lẩu tại nhà từ nước hầm xương và các nguyên liệu tươi. Với thực phẩm nhúng lẩu, bạn nên cân bằng giữa tinh bột, rau và thịt cá tươi. Các loại chả viên, xúc xích nhúng lẩu cũng chứa nhiều nitrite, chất béo và muối có hại cho hệ tim mạch.

Ăn lẩu tái

Nhiều người cho rằng các loại thịt bò, thủy hải sản phải ăn tái mới ngọt và ngon. Tuy nhiên, thực phẩm tươi sống trong các món lẩu có thể chứa các mầm bệnh như E.coli, vibrio cholerae (vi khuẩn tả) và nhiều loại giun sán nguy hiểm. Do đó, để đảm bảo sức khỏe, bạn nên nhúng chín cả thịt và rau trước khi thưởng thức.

Dùng đồ ăn, uống nước lẩu nóng

Nhiều người thích ăn lẩu thật nóng, tuy nhiên điều này có thể gây tổn thương khoang miệng, dạ dày và thực quản. Theo cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC), thói quen dùng đồ ăn thức uống trên 65 độ C có thể tăng nguy cơ ung thư thực quản.

Khi ăn lẩu, bạn nên gắp đồ ăn đã bát/đĩa để nguội bớt mới ăn. Thói quen này cũng giúp bạn giảm tốc độ khi ăn, dành thời gian để trò chuyện với mọi người và biết dừng khi cảm thấy no.

Chọn nhầm loại rau

Khi ăn lẩu ở nhà hay ở nhà hàng, bạn có thể lựa chọn giữa muôn vàn hương vị như lẩu riêu cua, lẩu bò, lẩu Thái… Với mỗi loại lẩu, bạn cần chọn rau nhúng phù hợp với các nguyên liệu khác, tránh sử dụng các thực phẩm kỵ nhau dưới đây:

- Ăn lẩu bò với rau mồng tơi dễ gây ra đau bụng, khó tiêu, nặng thì gây táo bón.

Lá kinh giới kỵ với lẩu thịt gà

- Theo Đông y, thịt gà thuộc phong mộc, có tính can ôn trong khi đó rau kinh giới có tính cay nóng, tân tán. Ăn chung hai loại thực phẩm này với nhau sẽ khiến bạn chóng mặt, ù tai, thậm chí run rẩy, ngứa ngáy toàn thân. Phụ nữ mang thai không nên ăn lẩu gà với ngải cứu.

- Lẩu hải sản sử dụng tôm, ngao, ốc không nên ăn kèm thực phẩm chứa vitamin C như mướp đắng, cà chua. Cà chua và khoai lang, khoai tây kết hợp với hải sản sẽ dẫn đến khó tiêu, đau bụng, rối loạn tiêu hóa.

Không thay nước lẩu

Thay nước lẩu mới để hạn chế các chất nitrite sản sinh ở nhiệt độ cao

Trong quá trình nấu, nước lẩu đun sôi nhiều lần sản sinh ra nhiều chất có hại cho sức khỏe như muối, purine và nitrite. Nitrite tiếp xúc với các acid amin trong thịt ở nhiệt độ cao sẽ tạo thành hợp chất nitrosamines có khả năng phá hỏng cấu trúc DNA, làm tăng nguy cơ ung thư.

Do đó, bạn cần thay nước lẩu sau khoảng 30 phút đun sôi, trước khi thực phẩm biến chất. Những người bị gout, huyết áp cao và đái tháo đường cần hạn chế uống nước lẩu. Ngoài ra, bạn cũng không nên để dành các loại mì để nhúng vào nước lẩu cuối.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Cấm kỵ cần biết khi ăn rau muống
Quỳnh Trang H+ (Tổng hợp) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    5 nguyên tắc ăn uống người bệnh đái tháo đường cần nắm rõ

    Trên thực tế, không có một chế độ ăn uống nào dùng chung được cho tất cả người bệnh đái tháo đường. Chế độ ăn uống cần phải được “cá thể hóa”, tức là xây dựng cho riêng từng người bệnh cụ thể. Để xây dựng chế độ ăn phù hợp, người bệnh cần tuân thủ 5 nguyên tắc quan trọng trong bài viết sau.

  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

Xem thêm