Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 điều cần biết về phẫu thuật căng da mặt

Nhiều phụ nữ lựa chọn những thủ thuật không xâm lấn như tiêm chất làm đầy (filler), nhưng cũng có nhiều người lựa chọn những phương pháp đòi hỏi chuyên môn cao như phẫu thuật trẻ hóa da, hay còn gọi là căng da mặt.

Trong những năm gần đây, các phương pháp chống lão hóa thẩm mỹ đang ngày càng được chấp nhận rộng rãi hơn. Nhiều phụ nữ lựa chọn những thủ thuật không xâm lấn như tiêm chất làm đầy (filler), nhưng cũng có nhiều người lựa chọn những phương pháp đòi hỏi chuyên môn cao như phẫu thuật trẻ hóa da, hay còn gọi là căng da mặt, để đạt được hiệu quả khác biệt và lâu dài hơn.

Dưới đây là 5 điều bạn cần biết về phẫu thuật nâng da mặt, theo những chia sẻ từ chuyên gia:

  1. Căng da mặt là gì?

Phẫu thuật căng da mặt là thủ thuật nâng và làm săn chắc những vùng da bị chảy xệ ở mặt và cổ. Thủ thuật này sẽ được thực hiện trong phòng phẫu thuật bởi các bác sĩ ngoại khoa trong khi bệnh nhân được gây mê.

Khi bắt đầu, các bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ quanh vùng dái tai, giúp che đi sẹo sau phẫu thuật dù là sẹo rất nhỏ. Sau đó, phần da chảy xệ cùng các mô kết nối ở mặt và cổ sẽ được nâng lên và kéo căng. Phần da thừa sẽ được cắt bỏ trước khi khâu lại vết mổ. Thủ thuật này thường nhắm đến vấn đề ở các vùng như:

  • Nọng dưới xương hàm
  • Da cổ không được săn chắc
  • Đường nhăn giữa mũi và miệng (nếp nhăn khi cười)
  • Da chảy xệ ở vùng mí mắt và gò má
  • Nọng cằm

Phẫu thuật căng da mặt thường giữ được hiệu quả trong vòng vài năm thay vì chỉ vài tháng đến hai năm như khi tiêm chất làm đầy.

  1. Mất bao lâu để hồi phục?

Một trong những hiểu lầm phổ biến về phẫu thuật căng da mặt chính là thời gian phục hồi. Mọi người thường nghĩ về quá trình hồi phục tệ hơn nhiều so với thực tế. Họ thường nghĩ khoảng thời gian đó rơi vào tầm 6 tuần trong khi chỉ cần từ 10 đến 14 ngày với hầu hết mọi người.

Trong thời gian vết mổ lành lại thì các biểu hiện sưng hay bầm tím là hết sức bình thường. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ đưa ra các hướng dẫn cụ thể về việc chăm sóc hậu phẫu, giảm đau cũng như đẩy nhanh quá trình hồi phục.

  1. Lợi ích của phẫu thuật căng da mặt?

Chắc hẳn không phải điều gì ngạc nhiên khi nói rằng lợi ích lớn nhất của phương pháp này chính là làm tăng độ thỏa mãn của một người về diện mạo của họ. Ngoài ra, khi người ngoài nhìn vào cũng sẽ thấy họ trẻ hơn và thu hút hơn.

Một nghiên cứu đánh giá tác động của việc căng da mặt từ góc độ của những người quan sát thông thường đã cho thấy những người đã từng căng da mặt thường được đánh giá là trẻ hơn, thu hút hơn, khỏe mạnh hơn và thành công hơn.

  1. Rủi ro và tác động tiêu cực của phẫu thuật căng da mặt?

Cũng giống như bất kì loại phẫu thuật nào khác, phẫu thuật căng da mặt cũng có những rủi ro mà bệnh nhân cần phải cân nhắc kĩ trước khi vào phòng phẫu thuật. Chỉ riêng việc gây mê cũng đã gây ra những nguy cơ cho nhiều người, bao gồm cả những người cao tuổi và người có bệnh lý nền như tiểu đường và béo phì.

Cũng có nhiều người có nguy cơ chảy máu cao trong quá trình phẫu thuật. Nhóm này bao gồm những người hút thuốc và những người đang phải uống thuốc chống đông máu (như warfarin).

Nếu người bệnh không thể được gây mê thì bác sĩ cũng có thể lựa chọn gây tê tại chỗ để gây tê phần mặt được phẫu thuật.

  1. Liệu người khác có nhận ra không?

Nhiều người lo lắng rằng da mặt họ sẽ trông như bị kéo căng và lộ rõ rằng họ đã đi phẫu thuật. Tuy nhiên, với những bác sĩ có chuyên môn cao thì điều này sẽ không xảy ra. Nếu cuộc phẫu thuật diễn ra suôn sẻ thì mọi người sẽ không thể nhận ra được.

Điều quan trọng là cần tìm một bác sĩ có chuyên môn cao và đã đạt được những kết quả tốt khi thực hiện thủ thuật này. Bạn cũng có thể hỏi bác sĩ về ảnh trước-sau của những người phẫu thuật để tự đánh giá. Hơn nữa, nếu vị bác sĩ đó đã có số bệnh nhân hài lòng về chất lượng sau khi phẫu thuật cao thì khả năng cao bạn cũng sẽ có một cuộc phẫu thuật thành công.

 

 

Dương Thùy Anh- Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Johns Hopkins MedJohns
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm