Phẫu thuật thẩm mỹ (PTTM) là để làm đẹp. Xã hội càng phát triển thì PTTM lại càng có cơ hội phát triển. Thế nhưng, bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại thì vẫn còn những bất cập trong quá trình thực hiện gây ra nhiều hệ luỵ… Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với PGS.TS.Nguyễn Tài Sơn – Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật Hàm mặt và Tạo hình Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Phóng viên (PV): Xin PGS. cho biết bức tranh sáng tối của ngành PTTM hiện nay?
PGS.TS. Nguyễn Tài Sơn: Ngành PTTM ở trên thế giới nói chung và ở Đông Á, trong đó có Việt Nam nói riêng đang phát triển rất mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Hiện nay không chỉ phụ nữ mà cả nam giới, không giới hạn ở người trẻ tuổi mà cả những người trung tuổi cũng đi PTTM. Nhu cầu PTTM cũng không dừng ở những sửa chữa nhỏ, tinh tế, kín đáo nữa mà còn thay đổi nhiều hơn, thậm chí toàn bộ khuôn mặt. Người ta có thể phẫu thuật chỉnh đường viền khuôn mặt, cắt mở xương, tổ chức phần mềm, giảm bớt mỡ, làm đầy bằng mỡ tự thân, tăng khối lượng tổ chức dưới da ở những vùng nhất định theo yêu cầu của bệnh nhân như làm đầy ngực, đầy mặt... Hơn nữa ngày nay còn ứng dụng tế bào gốc tự thân hoặc từ động vật để làm trẻ hóa. Ở Việt Nam, việc sử dụng các chế phẩm từ tế bào gốc đang được quan tâm, ngay tại Bệnh viện 108 cũng đang có dự án thành lập trung tâm tế bào gốc, mục đích để điều trị một số bệnh nan y, đồng thời cũng phục vụ cho nhu cầu chăm sóc sắc đẹp.
Thế nhưng đã là phẫu thuật chắc chắn có tai biến, tai nạn nhất định, điều này là không thể tránh khỏi, khó lường trước và phụ thuộc rất nhiều yếu tố như kinh nghiệm của phẫu thuật viên (ra chỉ định có đúng hay không), kỹ thuật có được thực hiện hoàn hảo hay không bởi nếu kỹ thuật không được thực hiện hoàn hảo có thể động chạm làm tổn thương những tổ chức xung quanh như mạch máu, thần kinh... rách mạch máu có thể gây chảy máu ồ ạt, thậm chí đe dọa tính mạng của người làm PTTM. Yếu tố nữa là cơ sở thực hiện PTTM có đảm bảo đúng các tiêu chuẩn về vô trùng, các trang thiết bị, đội ngũ kỹ thuật viên... Tóm lại những nơi nào có phẫu thuật viên có kinh nghiệm, có cơ sở vật chất tốt thì tỉ lệ thành công cao, hạn chế tối đa được những rủi ro, tai biến khi PTTM. Ngược lại những cơ sở nào mà trình độ của phẫu thuật viên còn non kém, cơ sở vật chất không đảm bảo vì lợi nhuận vẫn tiến hành PTTM thì rủi ro sẽ nhiều hơn. Minh chứng là ở nước ta trong mấy năm gần đây những trường hợp bệnh nhân làm PTTM có tai biến hoặc tử vong đều xảy ra ở các phòng mạch tư không đủ điều kiện gây mê, hồi sức, cấp cứu.
Đấy là các tai biến lớn, còn những sai sót nhỏ như mũi vẹo, hoặc quá dài, quá cao, gây thủng sụn mũi, ngực bị co bao, lệch lạc...vẫn thường xảy ra. Vì vậy, bác sĩ thẩm mỹ phải luôn đặt an toàn và hiệu quả của bệnh nhân lên trên hết, không nên vì lợi nhuận hay thiếu hiểu biết mà làm không đúng quy định của cơ quan quản lý. Hiện nay nhiều cơ sở quảng cáo quá sự thật, không đúng với khả năng hành nghề, chưa kể nói quá với nội dung trong giấy phép hành nghề. Đó là một thực trạng đang tồn tại ở nước ta trong lĩnh vực PTTM.
Với bức tranh nhiều màu sắc như vậy đã khiến cho nhiều người rất băn khoăn không biết có nên PTTM hay không, ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
Trước tình trạng có nhiều ý kiến trái chiều về thẩm mỹ thì việc băn khoan đắn đo khi quyết định làm PTTM là điều đương nhiên. Do vậy chúng ta cần làm cho mọi người hiểu những mặt được và không được của PTTM. Mục tiêu của PTTM là mang lại vẻ đẹp cho những ai có nhu cầu làm PTTM, làm cho họ tự tin hơn, giúp họ có cuộc sống hạnh phúc hơn, có cơ hội tốt hơn trong công việc và cuộc sống. Sau PTTM nhiều người đã thay đổi hoàn toàn, tự tin, lựa chọn được công việc tốt hơn, cuộc sống gia đình hạnh phúc hơn, giúp cho những người có khiếm khuyết không bị mặc cảm, giúp họ tìm được bạn đời... Đối với những người mê tín thì PTTM cũng giúp họ thay đổi được tướng số...
Một ca phẫu thuật thẩm mỹ.
Bên cạnh đó PTTM cũng có thể mang lại nhiều phiền toái như không đạt được yêu cầu mong muốn. Chẳng hạn như yêu cầu mắt to hơn nhưng cấu trúc mí mắt có giới hạn nên phẫu thuật viên không thể làm to hơn được; thích mũi phải cao, phải dài nhưng sau khi làm PTTM lại không tương xứng với khuôn mặt... khiến họ không thỏa mãn, có tâm lý nặng nề, mặc dù nếu đánh giá về kỹ thuật thì không có gì sai sót, không có biến chứng. Còn nếu những tai biến xảy ra sau PTTM do lỗi kỹ thuật thì tâm lý của họ thực sự nặng nề, thậm chí khiến cho tình duyên, gia đình lục đục..., thậm chí đe dọa tính mạng.
Chính vì vậy những người làm thẩm mỹ chúng tôi không bao giờ chỉ định cho bệnh nhân đến với mình phải làm thế này thế kia mà luôn lắng nghe yêu cầu, trình bày các kỹ thuật có thể đáp ứng được nguyện vọng của bệnh nhân và nêu rõ lợi ích của kỹ thuật như có làm đẹp hơn được không, có cải thiện được hơn không… Tôi luôn nói với các bác sĩ trẻ rằng không bao giờ nói “must” (phải) với bệnh nhân mà luôn là “shoud”(nên).
PGS. có thể cho biết những công nghệ tiên tiến nổi bật hiện nay trong lĩnh vực PTTM ở Việt Nam và trên thế giới?
Thực ra nếu nói về công nghệ PTTM thì ít có thay đổi, vì trong PTTM không đòi hỏi nhiều trang thiết bị, máy móc tiên tiến. Tuy nhiên cũng có một số trang thiết bị kỹ thuật mới tiên tiến như: Hệ thống phẫu thuật có hỗ trợ nội soi trong phẫu thuật mở xương hàm, phẫu thuật nâng ngực, căng da mặt; hệ thống cắt xương bằng dao siêu âm PIEZO; hệ thống kỹ thuật số dựng hình lên kế hoạch mổ nâng ngực, nâng mũi; hệ thống máy đánh tan và hút mỡ sử dụng laser, sóng siêu âm... Nhưng chỉ có kỹ thuật mổ thì có thay đổi nhiều, các thao tác thực hành là thường xuyên thay đổi, càng ngày càng hoàn thiện hơn, càng trau chuốt hơn. Chất liệu sử dụng trong PTTM cũng liên tục đổi mới, các thế hệ túi độn ngực có xu hướng thân thiện hơn như độ mềm mại, hình dáng tự nhiên, chất liệu bền vững và không gây co bao, thậm chí được đặt chíp điện tử để theo dõi. Dụng cụ làm PTTM đa dạng về chủng loại, thuận tiện cho các thao tác phẫu thuật và chế tác tinh xảo hơn. Tuy các phương pháp PTTM đều là kinh điển nhưng có kết hợp sử dụng các trang thiết bị hiện đại như mở xương, nâng ngực qua nội soi, hút mỡ bụng dưới sự hỗ trợ của máy siêu âm..., sử dụng các chất liệu hiện đại như túi độn ngực thế hệ mới, có độ dính cao các chất độn khó thoát ra khỏi bao như trước, vỏ bao độn được làm dưới dạng nhám, sử dụng phân tử nano, đặt chíp... Chất liệu độn mũi trước đây dùng silicon miếng, đúc thành khối thì ngày nay dùng silicon dẻo ép thành rất nhiều hình dạng... giúp phẫu thuật viên dễ dàng lựa chọn và nâng cao hiệu quả thẩm mỹ của phẫu thuật, đáp ứng được mong muốn của người làm thẩm mỹ.
Hiện nay sống trong thế giới mở, cơ hội giao lưu học hỏi được mở rộng, hàng năm chúng ta đều đặn tổ chức Hội nghị quốc tế hay vùng miền về PTTM, các hội viên PTTM thường xuyên tham gia các Hội nghị quốc tế và các lớp đào tạo PTTM ở ngước ngoài, không chỉ để lắng nghe, học hỏi kinh nghiệm của các nước bạn mà còn có các bài tham luận chia sẻ kinh nghiệm với các nước... Nhờ vậy mà các kỹ thuật mới có trên thế giới đều được cập nhật và áp dụng ngay tức thì tại Việt Nam, tại các bệnh viện, trung tâm lớn ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
Vậy khi nào nên PTTM, thưa PGS?
PTTM chỉ an toàn khi được áp dụng cho những người từ 16 tuổi trở lên. Trước khi quyết định làm PTTM bạn nên tìm hiểu kỹ càng cơ sở mình định làm thế nào, kinh nghiệm của phẫu thuật viên, điều kiện cơ sở vật chất cũng như việc chăm sóc sau khi mổ... PTTM luôn an toàn, luôn được cải tiến nhằm đem lại vẻ đẹp lâu bền cho những người có nhu cầu. Đặc biệt những người có khuyết tật bẩm sinh hay mắc phải trên khuôn mặt, hay trên cơ thể không nên e ngại, cần mạnh dạn đến tư vấn ở các chuyên gia trong lĩnh vực PTTM giúp thay đổi khuôn mặt khả ái hơn, có một cuộc sống gia đình hạnh phúc hơn, bản thân họ sẽ tự tin hơn, thỏa mãn hơn trong cuộc sống. Tôi nghĩ rằng trong một vài năm tới, PTTM ở nước ta sẽ phát triển không kém gì các nước trong khu vực như Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Philippin... Các phẫu thuật viên của chúng ta ngày càng chuyên nghiệp, nếu các cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ, định hướng đúng thì chuyên ngành này sẽ đóng góp được nhiều cho xã hội và đất nước.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nhiễm trùng sau phẫu thuật thẩm mỹ
Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.
Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.
Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.
Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.
Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.
Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.