Đừng nghĩ con là "trẻ con"
Suy nghĩ của bạn sẽ quyết định thái độ, hành động và nội dung giáo dục khi nói chuyện với trẻ. Khi bạn nghĩ trẻ còn nhỏ, không hiểu chuyện, nội dung, thái độ, thông điệp muốn giáo dục với con không còn quan trọng.
Điều này sẽ không tốt với trẻ, đặc biệt ở độ tuổi trước 10. Khi ấy, trẻ hầu như sẽ học từ bạn và các thành viên trong gia đình. Tiến sĩ Palmano, chuyên gia tâm lý người Anh, đưa lời khuyên, khi nói chuyện cha mẹ nên đặt mình vào vị trí của con. Bạn hãy làm như hai người hiểu tại sao trẻ có câu hỏi này, tại sao con mình mãi làm sai điều này.
Đừng quát mắng trẻ quá nhiều
Đôi khi chúng ta không kiềm chế được việc quát mắng trẻ, nhưng cũng không ít trường hợp chỉ là thói quen của nhiều cha mẹ. Họ nghĩ rằng có thể dập tắt sự mong muốn của trẻ bằng cách lên giọng thật lớn. Vấn đề vẫn không được giải quyết vì khi bắt đầu nó đã là cách phi giáo dục.
Đôi khi chúng ta không kiềm chế được việc quát mắng trẻ, nhưng cũng không ít trường hợp chỉ là thói quen của nhiều cha mẹ. Ảnh: Motherly
Trẻ khi nghe bạn quát mắng chỉ biết thu mình lại, tuy nhiên, chúng học được rất nhanh là không có gì xảy ra sau đó. Trẻ cũng học được bài học đáng lẽ không nên được dạy: "Cứ lên giọng thật lớn". Do đó, việc trẻ bướng, la khóc lớn hơn là điều dễ hiểu. Khi lớn, trẻ cũng dùng bài học này để giao tiếp với mọi người.
Đừng dễ dàng đồng ý trừ khi trẻ cho bạn lý do
Trẻ con ngày nay rất dễ dàng có được sự chấp nhận của cha mẹ và mọi người xung quanh. Quá dễ dàng cũng là vấn đề với lứa tuổi trước 12. Khi đó, trẻ không nhận ra mối quan hệ cho - nhận. Bạn rất khó dạy trẻ điều này vì cha mẹ luôn là người cho, trẻ luôn là người nhận.
Khi ra xã hội, chúng ta mới nhận thấy kỹ năng này quan trọng như thế nào, bởi không ai mãi là người cho, cũng không ai mãi là người nhận. Nó cần qua lại để bền vững và phát triển. Gia đình có một con hoặc có con trai đầu lòng cần chú ý vấn đề này bởi các bé rất dễ thành người nhận.
Để giúp trẻ hiểu quy luật của xã hội, cha mẹ đừng quá dễ dàng chấp nhận trừ khi trẻ cho bạn biết tại sao cần sự đồng ý của bạn. Ngoài bài học cho - nhận, trẻ còn biết cách sử dụng suy nghĩ và đưa ý kiến.
Cha mẹ nên nhớ, trẻ dễ dàng có điều mình muốn sẽ không dành thời gian để tận hưởng và lựa chọn khi cần. Trẻ không dễ dàng có điều gì, chúng sẽ bắt đầu suy nghĩ chiến lược để đạt được nó và luôn cảm thấy hạnh phúc, tự hào với điều con có.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Mẹo kết nối yêu thương giữa con đầu lòng và em bé sắp sinh
Bác sĩ Anh Nguyễn Chuyên khoa Dinh dưỡng Nhi, ĐH Worcester - Theo Zing