Ví dụ nếu huyết áp khi đang nghỉ ngơi có trị số là 120/80 milimét thủy ngân (mm Hg) thì áp lực mạch là 40 tức sự chênh lệch giữa 120 và 80. Một số bệnh có thể làm tăng áp lực mạch, ví dụ như bệnh ở van động mạch chủ, thiếu máu nặng và cường tuyến giáp.
Nhưng huyết áp tâm thu là chỉ số báo hiệu tốt nhất đối với những người trên 50. Với những người trên 60, áp lực mạch trên 60 mm Hg là bất thường. Điều trị cao huyết áp thường có thể làm giảm được áp lực mạch.
1. Đang khoẻ mạnh thì không cần quan tâm đến huyết áp?
Cao huyết áp có đặc tính là không gây ra dấu hiệu hay triệu chứng gì, vì vậy người ta mới gọi đó là kẻ giết người thầm lặng. Nếu chỉ căn cứ vào cảm giác khoẻ mạnh để coi là mình có huyết áp bình thường là không đủ. Cách duy nhất để biết có cao huyết áp không là kiểm tra huyết áp. Nhiều nước công nghiệp tỷ lệ cao huyết áp chiếm đến gần một phần ba dân số, ở Mỹ ít nhất có 65 triệu người bị cao huyết áp.
2. Có phải chỉ những người cao tuổi mới lo bị cao huyết áp?
Mặc dầu người có tuổi có nguy cơ bị cao huyết áp lớn hơn nhưng họ không phải là đối tượng duy nhất; cả trẻ em cũng có thể bị cao huyết áp. Đừng cho rằng còn trẻ thì không cần quan tâm kiểm tra định kỳ huyết áp hay cần phải thay đổi lối sống như bỏ hút thuốc lá hay duy trì cân nặng lành mạnh. Bất cứ ai cũng có thể bị cao huyết áp.
3. Nếu không ăn mặn thì không lo bị cao huyết áp?
Ăn ít muối là một phần quan trọng để kiểm soát huyết áp. Mối người cần ăn dưới 2.4 g muối mỗi ngày, tương đương với một thìa cà phê. Lượng muối như vậy là cho cả ngày, không phải là lượng ăn thêm trong bữa ăn. Đồ hộp dùng cho bữa ăn và các thực phẩm chế biến khác thường có nhiều muối. Cho nên nếu đọc nhãn thực phẩm để biết lượng muối, bạn sẽ ngạc nhiên là mình đã ăn quá quy định.
4. Cao huyết áp chỉ xảy ra ở những luôn phải sống căng thẳng và có nhiều stress?
Ai cũng có thể bị cao huyết áp dù tính cách như thế nào. Nếu bạn có cuộc sống luôn phải tranh chấp, căng thẳng và lo lắng thì không nhất thiết là bạn sẽ bị cao huyết áp. Ngược lại, dù bạn luôn sống vô tư trầm tĩnh, ung dung tự tại thì cũng không phải sẽ đưọc miễn dịch với bệnh.
Kiểm soát stress vẫn là một yếu tố quan trọng vì những hoàn cảnh có nhiều stress có thể làm tăng huyết áp tạm thời; theo thời gian những stress liên tục xảy ra hay đi kèm với tăng huyết áp sẽ gây tổn thương các động mạch, cho tim, não, thận và mắt.
5. Cao huyết áp không được điều trị sẽ gây ra những hậu quả gì?
Thành động mạch chịu áp lực quá tải do cao huyết áp gây ra có thể làm tổn thương nghiêm trọng nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể.
Nói chung, huyết áp càng cao hay càng để lâu không kiểm soát thì tổn thương càng lớn. Nếu không biết huyết áp của mình thì cần được thầy thuốc kiểm tra. Có ý thức về huyết áp và biết cần phải làm gì nếu có huyết áp cao sẽ giúp phòng ngừa được các biến chứng nghiêm trọng do huyết áp cao có thể gây ra như đột quỵ, suy tim, nhồi máu cơ tim, suy thận, mù loà.
6. Nguyên nhân chính gây cao huyết áp?
Những yếu tố của lối sống như hút thuốc lá, stress… có thể góp phần gây ra cao huyết áp nhưng với hầu hết mọi người thì cao huyết áp không rõ nguyên nhân. Một số yếu tố góp phần gây tăng huyết áp lại không thể kiểm soát được như tuổi tác, chủng tộc, tiền sử gia đình nhưng có thể kiểm soát được nhiều yếu tố nguy cơ khác như béo phì, sử dụng thuốc lá và rượu, ăn mặn hay ít vận động.
7. Nếu là người trưởng thành và không có lịch sử cao huyết áp, định kỳ bao lâu cần được kiểm tra huyết áp?
Nếu huyết áp bình thường, dưới 120/80 mmHg thì cần được kiểm tra huyết áp ít nhất 2 năm 1 lần hoặc mỗi lần gập thầy thuốc theo hẹn. Nếu có tiền sử cao huyết áp hay nếu có bệnh nào đó như tiểu đường, bệnh tim, bệnh thận thì cần được kiểm tra thường xuyên hơn.
Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?
Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.
Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.
Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?
Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:
Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.
Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.