Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

11 cách để hơi thở thơm mát tự nhiên

Điều gì khiến bạn còn cảm thấy xấu hổ và không thể chấp nhận được về mặt xã hội hơn những mẩu rau dính trên răng? Vâng, đó là hơi thở hôi.

Hơi thở hôi. Một mùi hôi bay ra từ miệng. Dĩ nhiên, nó không phải là một trường hợp cấp cứu y khoa, nhưng khoảng 25-30% dân số trên thế giới đang phải chịu đựng vấn đề khó chịu này.

Căn nguyên của hơi thở hôi không phải là một bí mật: sâu răng, bệnh nướu, vệ sinh răng miệng kém, mảng bám trên lưỡi (một lớp phủ màu trắng hoặc vàng trên lưỡi, thường do tình trạng nhiễm trùng gây ra) là những lí do phổ biến nhất. Hàng trăm vi khuẩn sống trong miệng chúng ta và một số trong số chúng – trên lưỡi, dưới lợi hoặc trong lỗ hổng được tạo ra do bệnh của nướu giữa nướu và răng – tạo ra mùi lưu huỳnh. Các nguyên nhân khác có thể bao gồm suy dinh dưỡng (chất béo bị phân hủy khiến hơi thở của bạn có mùi trái cây), bệnh tiểu đường không kiểm soát và khô miệng (nước bọt là một chất chống lại các vi khuẩn). Tình trạng nhiễm trùng như viêm họng, viêm xoang hoặc rối loạn tiêu hóa như ợ nóng, viêm loét và không dung nạp lactose cũng tạo ra hơi thở hôi.

Hơi thở hôi cũng có thể không liên tục. Thức ăn và đồ uống, ví dụ như tỏi, hành, cà phê, và rượu có thể gây ra hơi thở hôi tạm thời. Những người hút thuốc cũng gặp phải tình trạng hơi thở hôi. Cho dù là nguyên nhân gì, phương pháp điều trị bao gồm điều chỉnh rối loạn cơ bản – và/hoặc có lẽ thử một vài giải pháp đơn giản hơn.

 

Dưới đây là 11 cách để đánh bay hơi thở hôi:

  1. Nếu bạn đang đeo răng giả, buổi tối hãy tháo nó ra và vệ sinh để ngăn sự phát triển của vi khuẩn phát triển từ thức ăn và đồ uống.
  2. Súc miệng bằng nước lọc. Đây là một cách đặc biệt có ích để làm sạch “hơi thở buổi sáng”.
  3. Đánh răng và dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn, thường là hai lần một ngày.
  4. Thay bàn chải 2-3 tháng một lần.
  5. Đi khám nha khoa thường xuyên để kiểm tra và làm sạch.
  6. Làm sạch lưỡi mỗi buổi sáng với dụng cụ làm sạch hoặc thìa để giảm vi khuẩn, nấm và tế bào chết có thể dẫn đến mùi hôi. Giữ đầu lưỡi với gạc kéo nó ra phía để làm sạch phần sau của lưỡi.
  7. Nhai một nhúm đinh hương, hạt thì là. Tác dụng khử trùng của chúng giúp chống lại khả năng gây mùi hôi của vi khuẩn.
  8. Nhai một miếng chanh hoặc vỏ cam cho hơi thở thơm mát. (Nhớ rửa sạch vỏ trước tiên). Axit citric sẽ kích thích tuyến nước bọt hoạt động – và chống lại hơi thở hôi.
  9. Nhai một chồi tươi các loại rau mùi tây, húng quế, bạc hà hoặc mùi ngò. Chất diệp lục trong các loại rau xanh này giúp trung hòa mùi hôi.
  10. Súc miệng khoảng 30 giây với các sản phẩm không chứa cồn. Trộn một tách nước với một thìa trà bột baking soda (giúp thay đổi pH và đánh bay mùi trong miệng) và một vài giọt tinh dầu bạc hà. Không nuốt dung dịch này.

Nhai thực phẩm thô để làm sạch răng

Táo bao gồm pectin, giúp kiểm soát mùi thức ăn và thúc đẩy tiết nước bọt. Cây quế là một chất kháng khuẩn. Hệ vi khuẩn trong sữa chua giúp làm giảm các vi khuẩn gây mùi trong miệng.

Hãy tự cứu lấy hơi thở của bạn! Bạn hoàn toàn có thể làm được!

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Hôi miệng ở tuổi dậy thì

CTV Nguyễn Thảo - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Everydayhealth
Bình luận
Tin mới
  • 13/07/2025

    Lựa chọn trang phục và phụ kiện chống nắng hiệu quả cho thanh thiếu niên

    Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.

  • 12/07/2025

    Chất tạo ngọt nhân tạo làm thúc đẩy cơn đói, khiến bạn ăn nhiều hơn

    Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.

  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

Xem thêm