Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

10 thói quen tốt cho sức khỏe mà cha mẹ nên dạy con cái

Trẻ hay bắt chước theo những thói quen của người lớn, bất kể là tốt hay xấu. Hãy cho con mình thấy rằng bạn rất quan tâm đến chúng bằng việc chia sẻ những lời khuyên vàng có ích cho sức khỏe mà sẽ theo con bạn lâu dài trong suốt cả cuộc đời.

Thói quen 1: Hãy làm cho việc ăn uống trở nên đa sắc màu
 
Ăn những loại thức ăn có màu sắc khác nhau không chỉ đơn giản làm bữa ăn trở nên thú vị mà nó còn rất có lợi cho sức khỏe. Hãy giúp cho con bạn hiểu được giá trị dinh dưỡng của những loại thực phẩm có màu sắc khác nhau trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là mỗi bữa ăn đều cần thiết phải có nhiều màu sắc. Bạn nên kết hợp các loại rau và hoa quả có nhiều màu sắc - từ đỏ, xanh lam tới da cam, vàng, xanh lá cây và trắng vào trong bữa ăn của trẻ.
Thói quen 2: Đừng bỏ bữa sáng
Việc lặp đi lặp lại một thói quen ăn uống tốt từ khi còn bé có thể sẽ giúp con bạn tiếp tuc thực hiện chúng về sau. Hãy nhớ rằng một bữa ăn sáng có hàm lượng chất béo thấp không chỉ giúp khởi động não bộ và cung cấp năng lượng thiết yếu cho các hoạt đông mà còn giúp phòng tránh các bệnh mãn tính.
Các giáo sư trường đại học y Harvard xác nhận rằng đi học hay đi làm mà không ăn sáng sẽ làm tăng nguy cơ béo phì lên gấp 4 lần. Và một bữa sáng với ngũ cốc giàu chất xơ sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường hay tim mạch.
Thói quen 3: Lựa chọn các hoạt động thể chất thú vị cho trẻ
Không phải tất cả mọi trẻ em đều yêu thích thể thao, một số thậm chí rất sợ tới lớp học thể dục. Tuy nhiên khi trẻ bắt đầu cảm thấy yêu thích các hoạt động thể chất thì việc duy trì một cuộc sống năng động cho trẻ trở nên dễ dàng hơn.
Nếu con bạn vẫn chưa nhận thấy được sự thú vị của hoạt động thể thao, hãy khuyến khích trẻ tiếp tục cố gắng tập luyện. Đồng thời hướng trẻ tới một loạt các môn thể thao như bơi lội, bắn cung và thể dục dụng cụ vì có thể con bạn vẫn đang trong giai đoạn tìm kiếm môn thể thao mà trẻ yêu thích.
Thói quen 4: Đừng cho trẻ nằm mãi một chỗ
Hãy đưa trẻ thoát khỏi chiếc ghế sô pha và đi ra ngoài. Tạp chí Mayo Clinic cung cấp một báo cáo cho thấy trẻ em xem ti vi nhiều hơn 1 đến 2 giờ một ngày có nguy cơ cao mắc phải các vấn đề về sức khỏe bao gồm:
- Khiếm khuyết trong cách cư xử tại trường học.
- Khó khăn trong giao tiếp, bao gồm cả các vấn đề về cảm xúc, xã hội và rối loạn tập trung.
- Thừa cân hay béo phì.
- Rối loạn giấc ngủ (trằn trọc khó ngủ hay không muốn ngủ).
Thói quen 5: Đọc sách hàng ngày
Phát triển kỹ năng đọc là một yếu tố cần thiết cho sự thành công của con bạn tại môi trường trường học hay là trong công việc tương lai. Theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), thói quen đọc sách hàng ngày tại gia đình sẽ giúp phát triển các kỹ năng nhận thức cho trẻ. AAP gọi kỹ năng đọc là "nền tảng cho sự thành công của trẻ," và đề xuất việc giáo dục đọc sách hàng ngày nên bắt đầu khi trẻ mới 6 tháng tuổi. Chọn cuốn sách mà con bạn yêu thích để chúng coi việc đọc sách là vấn đề nghiêm túc chứ không phải một việc nhỏ nhặt.
Thói quen 6: Uống nước thay vì soda
Thông điệp này khá đơn giản: nước tốt cho sức khỏe, đồ uống có ga thì ngược lại.
Theo Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ (AHA), đường trong nước Cola không có giá trị dinh dưỡng mà lại có lượng calo cao có thể gây tăng cân.
Thói quen 7: Hãy quan tâm đến nhãn thực phẩm thay vì nhãn hiệu quần áo
Trẻ em (nhất là ở lứa tuổi dậy thì) đặc biệtquan tâm đến nhãn hiệu quần áo do chúng luôn muốn đẹp hơn trong mắt mọi người, tuy nhiên hãy dạy cho trẻ hiểu rằng việc chú ý tới các giá trị dinh dưỡng trên nhãn mác thực phẩm cũng vô cùng quan trọng
Hãy chỉ cho con các thông tin dinh dưỡng thiết yếu trên nhãn của loại thực phẩm mà chúng yêu thích, chú ý vào một vài phần quan trọng của nhãn (chỉ số năng lượng, hàm lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, và hàm lượng đường) để tránh việc sử dụng quá thừa những chất này.
Thói quen 8: Hãy ăn tối cùng gia đình
Với lịch trình bận rộn của gia đình thì thật khó khăn để ngồi tận hưởng bữa tối cùng với nhau nhưng điều đó là nên làm. Một nghiên cứu từ đại học Florida đã chỉ ra rằng việc chia sẻ bữa tối cùng với gia đình sẽ giúp:
Gắn kết các thành viên trong gia đình hơn
Con cái dễ bảo, ngoan ngoãn hơn
Mọi người sẽ sẽ được ăn nhiều hơn các bữa ăn bổ dưỡng
Trẻ em ít bị thừa cân hay béo phì
Trẻ sẽ ít nguy cơ nghiện ma túy hay nghiện rượu
Thói quen 9: Dành thời gian cho bạn bè
Theo một nghiên cứu được tiến hành bởi đại học Florida, tình bạn là yếu tố rất quan trong cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ đang độ tuổi đến trường,. Việc chơi đùa với bạn bè dạy trẻ những kỹ năng xã hội quý báu như việc giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề. Việc có bạn bè cũng ảnh hưởng đến cách hành xử của trẻ tại trường học.
Hãy khuyến khích con bạn phát triển những tình bạn tốt đẹp và thường xuyên chơi đùa với bạn bè. Điều đó sẽ giúp chúng thiết lập được những kỹ năng sống trong những năm tháng sau này.
Thói quen 10: Hãy sống tích cực
Trẻ dễ cảm thấy nản khi mọi chuyện không xảy ra theo cách chúng mong muốn. Hãy giúp chúng học cách lấy lại tinh thần trong thất bại bằng việc chỉ cho chúng tầm quan trọng của việc sống tích cực. Theo Hiệp hội tâm thần học Canada, trẻ em cũng như người lớn sẽ có được rất nhiều lợi ích từ việc suy nghĩ tích cực và có những mối quan hệ tốt.
Hãy giúp trẻ phát triển lòng tự trọng đúng cách và có suy nghĩ tích cực bằng cách cho trẻ biết rằng chúng đáng yêu, có thể làm được mọi thứ bất kể thử thách chúng gặp phải là gì.
Thông tin thêm trong bài viết: Giúp trẻ bỏ thói quen nhịn tiêu
Bình luận
Tin mới
  • 21/04/2025

    Chế độ ăn uống phòng và điều trị hạ đường huyết

    Nếu không được xử trí kịp thời, hạ đường huyết có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, chế độ ăn uống khoa học hoàn toàn có thể hỗ trợ phòng và điều trị hạ đường huyết hiệu quả.

  • 21/04/2025

    Lưu ý quan trọng khi chọn sữa cho trẻ

    Một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà các bậc cha mẹ đặt ra trong những năm đầu nuôi con là: "Con tôi nên uống loại sữa nào và vào thời điểm nào?". Từ giai đoạn sơ sinh đến khi cai sữa và chuyển sang chế độ ăn thông thường, vai trò của sữa trong chế độ dinh dưỡng của trẻ thay đổi đáng kể theo từng giai đoạn phát triển.

  • 21/04/2025

    Ảnh hưởng của I-ốt đến chức năng tuyến giáp

    Chức năng tuyến giáp có liên quan chặt chẽ với dinh dưỡng thông qua chế độ ăn uống. Các vi chất dinh dưỡng như i-ốt, selen, sắt, kẽm, đồng, magiê, vitamin A và vitamin B12 ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp và điều hòa hormon tuyến giáp trong suốt cuộc đời. Do vậy, những thay đổi trong chế độ ăn uống có thể làm thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột, thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, dẫn đến những thay đổi trong chức năng tuyến giáp.

  • 20/04/2025

    Nhận thức đúng về thực phẩm giải nhiệt mùa hè

    Mùa hè năm nay được dự báo nắng nóng gay gắt nên thực phẩm giải nhiệt, bảo vệ sức khỏe càng được người dân ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, người dân cần nhận thức đúng để đưa ra lựa chọn chính xác

  • 20/04/2025

    6 loại thực phẩm nên thận trọng khi dùng chung với dứa

    Dứa là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đôi khi việc tiêu thụ dứa với một số loại thực phẩm lại không có lợi cho sức khỏe.

  • 20/04/2025

    7 loại thực phẩm cay giúp chống ngạt mũi và đau đầu do viêm xoang

    Đầu bạn đang đau nhức, bạn bị ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, khó thở, rồi khứu giác và vị giác cũng rối loạn. Đây là những dấu hiệu phổ biến của cảm cúm, dị ứng thời tiết, viêm xoang. Một số thực phẩm có thể giúp bạn giảm các triệu chứng này !

  • 19/04/2025

    4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

    Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

  • 19/04/2025

    Chế độ ăn cho người bệnh lao vú

    Đối với người mắc bệnh lao vú, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe.

Xem thêm