Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

WHO quan ngại về tỉ lệ nhiễm vi rút viêm gan B, C ở Việt Nam

Tiến sĩ Lokky Wa, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết tỉ lệ nhiễm vi rút viêm gan B, C ở Việt Nam, vốn thuộc nhóm cao nhất khu vực Tây Thái Bình Dương với số bệnh nhân nhiễm vi rút viêm gan B, C cao gấp 40 lần số người nhiễm HIV.

Gánh nặng bệnh tật do nhiễm vi rút viêm gan B, C

Tại cuộc họp báo cung cấp thông tin hình hình mắc viêm gan vi rút diễn ra sáng 29/8, ông Tuấn cho biết, tại Việt Nam, theo kết quả mô hình ước tính gánh nặng bệnh tật do vi rút viêm gan B và C do Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế thực hiện, ước tính hiện nay có khoảng 8,7 triệu người nhiễm vi rút viêm gan B và khoảng 1 triệu người nhiễm vi rút viêm gan C.

Bản đồ về tỉ lệ nhiễm vi rút viêm gan B (màu đỏ: rất phổ biến; màu vàng: phổ biến; màu xanh: ít phổ biến

Trong khi đó, vi rút viêm gan B và C là nguyên nhân gây ung thư gan hàng đầu, ước tính có khoảng 57% các trường hợp xơ gan và 78% trường hợp ung thư gan tiên phát do nhiễm vi rút viêm gan B và C. Số trường hợp tử vong ước tính tại thời điểm năm 2015 do vi rút viêm gan B là khoảng hơn 23.000 người và do vi rút viêm gan C là khoảng hơn 6.000 người.

Theo kết quả điều tra, gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2013, viêm gan vi rút là nguyên nhân đứng hàng thứ 7 trong số các nguyên nhân gây ra tử vong cao nhất. Mặc dù gánh nặng bệnh tật do viêm gan vi rút là rất lớn tuy nhiên chỉ có 5% bệnh nhân viêm gan mãn tính biết mình bị nhiễm và chỉ có chưa đến 1% được tiếp cập điều trị.

Tại buổi họp báo, Tiến sĩ Lokky Wa, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam quan ngại về tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B, C ở Việt Nam, vốn thuộc nhóm cao nhất khu vực Tây Thái Bình Dương. “Số bệnh nhân nhiễm vi rút viêm gan B, C cao gấp 40 lần số người nhiễm HIV tại Việt Nam”, ông Lokky Wa nói.

Vì thế, ông cho rằng cần thực hiện triệt để chiến lược phối hợp điều trị và dự phòng có thể loại trừ viêm gan vi rút B và C như là mối đe dọa với sức khỏe cộng đồng vào năm 2030.

Nhiều khó khăn trong phối hợp điều trị và dự phòng

Trong bối cảnh Việt Nam vốn là khu vực có tỷ lệ viêm gan B cao (trên bản đồ viêm gan, Việt Nam được đánh dấu bằng màu đỏ - chỉ dấu cho biết mức độ phổ biến nhất của viêm gan B), WHO khuyến cáo tất cả trẻ em nên được tiêm phòng vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh và các liều sau đó theo lịch tiêm chủng.

Tiêm đủ số mũi vắc xin ngừa viêm gan B, trong đó có mũi 24 giờ sau sinh là
biện pháp hiệu quả phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.

Tuy nhiên hiện tại, việc tiêm phòng vắc xin viêm gan B 24 giờ sau sinh còn gặp nhiều khó khăn. Theo TS Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, tỷ lệ tiêm này hiện chỉ duy trì được ở mức 50-60%. Hơn nửa năm qua, vẫn có 22 tỉnh thành có tỷ lệ tiêm viêm gan B sơ sinh trong 24 giờ đầu trong 6 tháng đầu năm dưới 30%, có những tỉnh với tỷ lệ rất thấp, chỉ đạt 11-12%.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) chia sẻ, bên cạnh việc can thiệp dự phòng tiêm vắc xin, việc chẩn đoán sớm viêm gan B, C để điều trị sớm tránh biến chứng xơ gan, ung thư gan cũng rất quan trọng vì sẽ giúp kịp thời ngăn chặn căn bệnh nguy hiểm này.

Còn với viêm gan vi rút C chưa có vắc xin dự phòng, việc tiếp cận thuốc điều trị của bệnh nhân còn khó khăn do giá thành cao do BHYT mới chi trả 80% điều trị viêm gan B, 30% với viêm gan C.

Hồng Hải - Theo Dân Trí
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

  • 27/03/2024

    Triệu chứng nhiễm trùng thận

    Nhiễm trùng thận, tiết niệu thường gặp khi vi khuẩn di chuyển từ bộ phận sinh dục, bàng quang, niệu quản rồi tới thận. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng thận.

Xem thêm