Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Viện Y học ứng dụng Việt Nam tham gia tọa đàm “Góc nhìn khoa học về An toàn thực phẩm GMO”

Ngày 14/8/2018, TS. BS Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tham gia tọa đàm với chủ đề “Góc nhìn khoa học về An toàn thực phẩm GMO”.

Nhằm cung cấp cái nhìn khách quan, đầy đủ về thực phẩm biến đổi gen (GMO), ngày 14/8/2018, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đã phối hợp với CropLife Việt Nam (tổ chức quốc tế hoạt động theo hình thức phi lợi nhuận với phương châm ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp) tổ chức công chiếu phim tài liệu khoa học “Food Evolution” và tọa đàm với chủ đề “Góc nhìn khoa học về An toàn thực phẩm GMO”.

Buổi tọa đàm có sự tham gia của Ngài Robert Hanson, Tham tán Nông nghiệp, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội; GS.TS. Lê Huy Hàm, Nguyên Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp (Bộ NNPTNT) và Ts. Bs Trương Hồng Sơn – Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam.

Từ trái qua phải: Ngài Robert Hanson, Tham tán Nông nghiệp, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội; Ts. Bs Trương Hồng Sơn – Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam; GS.TS. Lê Huy Hàm, Nguyên Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp (Bộ NNPTNT) và điều phối tọa đàm: Ông Vũ Thanh Vân

Thực phẩm GMO đã có lịch sử 30 năm nghiên cứu và được thử nghiệm nhiều hơn bất cứ loại thực phẩm nào khác trong lịch sử nông nghiệp. Mặc dù đã trở nên quen thuộc và phổ biến ở 29 quốc gia trên toàn thế giới, nhưng thực phẩm GMO vẫn là chủ đề gây rất nhiều tranh cãi, đặc biệt là mức độ an toàn với sức khỏe của cộng đồng.

Theo GS.TS. Lê Huy Hàm, Nguyên Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp: “Sản phẩm cây trồng biến đổi gen đã được ứng dụng rộng rãi từ năm 1996 đến nay. Và qua 22 năm triển khai, diện tích cây trồng biến đổi gen trên toàn thế giới vào khoảng 2,1 tỷ ha, trải rộng trên diện tích của 29 quốc gia. Cho đến nay chưa có bất cứ một nghiên cứu khoa học nào chứng minh thực phẩm từ cây trông biến đổi gen gây hại cho sức khỏe con người”.
TS. BS Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Ts. Bs Trương Hồng Sơn – Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) khẳng định có rất ít khả năng cho thấy có bất cứ tác động lâu dài nào đối của các loại thực phẩm biến đổi gen. Cùng đó, Hội Y học Hoa Kỳ (AMA) cũng đồng quan điểm rằng thực phẩm biến đổi gen đã được sử dụng gần 20 năm qua, và trong suốt thời gian đó, không có tác động tiêu cực nào đối với sức khỏe con người được báo cáo hoặc/và được chứng minh trong các nghiên cứu khoa học. Những tác dụng phụ nhỏ rất nhỏ có thể vẫn tồn tại chủ yếu liên quan đến dị ứng và độc tính. Tại Mỹ, thực phẩm biến đổi gen phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, trong đó có yêu cầu về an toàn, tương tự như các thực phẩm thông thường. Tuy nhiên, do có rất nhiều loại thực phẩm biến đổi gen khác nhau, mỗi loại lại được biến đổi gen theo một cách khác nhau, nên để đảm bảo tính an toàn, mỗi loại thực phẩm biến đổi gen cần được đánh giá cụ thể.

Cũng theo Ts. Bs Trương Hồng Sơn, Thực phẩm biến đổi gen là thực phẩm được kiểm tra nhiều nhất trong số các thực phẩm có mặt trên thị trường. Trung bình, hạt giống của cây trồng biến đổi gen mất 13 năm và khoảng 136 triệu USD trước khi được chấp nhận và đưa ra thị trường. Mọi thực phẩm biến đổi gen đều phải được chứng nhận không có nguy cơ về sức khỏe với con người dựa trên Tiêu chuẩn Thực phẩm quốc tế (Codex) thiết lập bởi WHO mới được đưa ra thương mại hóa.  

Chia sẻ tại buổi Tọa đàm, Ngài Robert Hanson, Tham tán Nông nghiệp, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại HN cho biết: “Bản thân tôi đến từ một gia đình làm nông nghiệp, được hưởng những lợi ích trực tiếp từ công nghệ sinh học (CNSH) ngay từ ngày đầu tiên, khi công nghệ này được giới thiệu vào 20 năm trước. Tôi đã tận mắt chứng kiến CNSH tồn tại song song cùng với các hệ thống nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp truyền thống”.

 

Ngài Robert Hanson, Tham tán Nông nghiệp, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại HN

“Trong những chuyến đi vòng quanh thế giới của mình, tôi cũng được quan sát trực tiếp những lợi ích của CNSH đối với người nông dân, người chăn nuôi gia súc cũng như người tiêu dùng tại Tây Phi, Châu Âu và khắp Châu Á. Năng suất tăng trưởng có được nhờ CNSH đã góp phần ổn định an ninh lương thực toàn cầu, đồng thời giảm áp lực lên môi trường do việc phá rừng và mở rộng đất canh tác” –Ngài Robert Hanson nhấn mạnh.

Sự kiện cũng tạo thêm cầu nối để những người tham dự cập nhật thông tin, góc nhìn khoa học đối với tính an toàn của thực phẩm biến đổi gen, cũng như các cách tiếp cận nguồn thực phẩm an toàn, thân thiện với môi trường. Đây cũng là cơ hội để học sinh, sinh viên có thể tương tác, trao đổi thêm với các chuyên gia đầu ngành tại Việt Nam, từ đó hình thành tư duy khoa học, phản biện về đề tài này.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thực phẩm biến đổi gen: lợi ích và nguy cơ

Viện Y học ứng dụng Việt Nam -
Bình luận
Tin mới
  • 08/05/2024

    7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

    Việc thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn chuyên biệt có thể giúp bệnh nhân suy tim phòng ngừa tình trạng bệnh nặng hơn, ngăn chặn sự phát triển một số bệnh mạn tính và cải thiện sức khỏe tổng thể.

  • 08/05/2024

    4 dấu hiệu "cờ đỏ" cảnh báo bệnh gan nhiễm mỡ

    Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ trong gan dư thừa quá nhiều, gây ảnh hưởng đến chức năng của gan. Nhận biết sớm dấu hiệu bệnh rất quan trọng với việc điều trị.

  • 08/05/2024

    Thực phẩm tăng khả năng chữa lành của đường ruột

    Chữa lành đường ruột đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể, từ tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng đến hoạt động của hệ thống miễn dịch và kiểm soát tâm trạng. Ưu tiên ăn những thực phẩm này trong chế độ ăn uống có thể thúc đẩy quá trình chữa lành đường ruột.

  • 08/05/2024

    Lupus ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?

    Lupus có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể bạn, nhưng việc dùng thuốc có thể giúp ngăn ngừa và giảm bớt triệu chứng bệnh. Ngoài ra còn có các biện pháp bạn có thể tự thực hiện để tránh ảnh hưởng của bệnh lupus lên tim, da, thận, mắt và các khu vực khác trên cơ thể.

  • 07/05/2024

    5 thực phẩm giàu protein cho người ăn chay để giảm cân

    Bổ sung thực phẩm giàu protein có thể giúp kiềm chế cơn thèm ăn, tránh ăn quá nhiều hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Với người ăn chay nên bổ sung protein qua những thực phẩm nào?

  • 07/05/2024

    Trẻ tuổi teen hút thuốc lá điện tử dễ nhiễm kim loại độc hại

    Thực tế đáng báo động hiện nay là thuốc lá thế hệ mới ngày càng phổ biến với giới trẻ. Nghiên cứu cho thấy, thói quen hút thuốc lá điện tử dạng vape khiến trẻ vị thành niên có nguy cơ nhiễm kim loại độc hại.

  • 07/05/2024

    Dấu hiệu nhận biết viêm amidan mủ ở trẻ em

    Viêm amidan mủ ở trẻ (hay viêm amidan hốc mủ) là một dạng viêm mạn tính, xuất hiện các hốc mủ trắng xung quanh amidan và vòm họng. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất do sức đề kháng còn yếu, vi khuẩn và virus dễ tấn công và để lại biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

  • 07/05/2024

    Uống rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng

    Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc uống rượu và ung thư đại trực tràng. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy mối liên hệ này càng trở nên mạnh mẽ hơn khi tiêu thụ nhiều rượu hơn.

Xem thêm