Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Triển vọng về vắc xin phòng sốt rét

Sốt rét là một bệnh lây truyền trung gian qua muỗi được gây ra bởi ký sinh trùng plasmodium. Con người bị nhiễm ký sinh trùng này thông qua vết muỗi đốt và có tốc độ lây lan không kém gì cúm. Nếu không điều trị có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiển đến tính mạng. Ước tính gần một nửa dân số toàn cầu có nguy cơ sốt rét với 91 quốc gia trong vùng dịch. Theo số liệu mới nhất của Tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 2015 có 212 triệu ca sốt rét với 42900 ca tử vong chủ yếu vẫn xảy ra ở vùng hạ Saharan – Châu Phi.

Triển vọng về vắc xin phòng sốt rét

Bắt đầu năm 2018, vắc xin phòng sốt rét sẽ được tiêm cho trẻ em sinh sống ở Ghana, Kenya và Malawi. Các nghiên cứu đã  chỉ ra ký sinh trùng sốt rét đã biến đổi rất nhiều và ngày càng có  sự đa dạng về gen vì vậy các vắc xin cần phải đảm bảo được hiệu quả chống lại 100% các chủng gây bệnh khác nhau. Một nghiên cứu riêng rẽ cho thấy tiêm đủ ba mũi vắc xin vẫn không thể ngăn ngừa  được sốt rét cả đời nhưng có thể bảo vệ trẻ em cho đến khi chúng lớn lên. Giải pháp tăng cường thêm một mũi thứ 4 vào lịch tiêm chủng cũng không đủ hiệu quả để bảo vệ con người cả đời

Sốt rét là một bệnh lây truyền trung gian qua muỗi được gây ra bởi ký sinh trùng plasmodium.  Con người bị nhiễm ký sinh trùng này thông qua  vết muỗi đốt và có tốc độ lây lan không kém gì cúm. Nếu không điều trị có thể dẫn tới những biến chứng  nguy hiển đến tính mạng. Ước tính gần một nửa dân số toàn cầu có nguy cơ sốt rét với 91 quốc gia trong vùng dịch. Theo số liệu mới nhất của Tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 2015 có 212 triệu ca sốt rét với 42900 ca tử vong chủ yếu vẫn xảy ra ở vùng hạ Saharan – Châu Phi.

WHO đã  đặt ra mục tiêu loại trừ được sốt rét vào năm 2040 với mô hình cơ bản vẫn là phòng chống muỗi đốt. Tuy nhiên,  đã có thông báo tới đây sẽ thử nghiệm vắc xin phòng chống sốt rét cho trẻ em ở Châu Phi  vào năm 2018.  Mặc dù sự việc được thổi phồng là bước đột phá của nền y học nhân loại trong công cuộc chống lại căn bệnh chết người nhưng có rất nhiều lý do để tin tưởng vào thử nghiệm này sẽ  là một triển vọng  mới của ngành y.

Vắc xin phòng chống sốt rét sẽ được tiêm cho trẻ sơ sinh vào năm 2018

Bắt đầu  từ năm 2018, vắc xin phòng chống sốt rét sẽ được triển khai cho những trẻ em sinh sống trong khu vực Ghana, Kenya và Malawi. Thử nghiệm lâm sàng vắc xin đã được hoàn thành pha III thông qua một đối tác của  công ty sản xuất của vắc xin ở một vài địa điểm nghiên cứu ở Châu Phi và được  sữ hỗ trợ của  tổ chức  vắc xin sốt rét PATH ( được tài trợ bởi quỹ Bill và Melinda Gates).

 

Vắc xin này không phải là loại vắc xin duy nhất được nghiên cứu, nhưng nó là loại thuốc đạt được hiệu quả qua nhiều pha nghiên cứu nhất và đã chứng minh hiệu quả bảo vệ  khỏi mầm bệnh trong pha thứ 3 của thử nghiệm lâm sàng. Sau khi vắc xin được thử nghiệm trong cộng đồng, độ an toàn và hiệu quả sẽ được báo cáo vào năm 2020

Người ta thấy, trong suốt chu kỳ thử nghiệm của pha III, những ca sốt rét đã giảm đi một nửa ở trẻ trong độ tuổi 5-17 tháng sau khi được tiêm ba mũi và giảm 27% ở trẻ từ 6-12 tuần tuổi. Và tất nhiên để đạt được hiệu quả này là việc tích cực sử dụng những  phương pháp phòng chống sốt rét khác  nhau.

Sau 4 mũi vắc xin, những ca sốt rét đã giảm đi 39% trong vòng hơn 4 năm ở trẻ em và giảm 27% trong vòng 3 năm ở trẻ sơ sinh.  Với kết quả trên, hàng  sản xuất vắc xin có động lực lớn để đưa vắc xin ra thị trường  và đây là một thị trường đầy tiềm năng, hứa hẹn sẽ đạt gần 592 triệu đô la vào năm 2024. Đại diện hãng sản xuất cho biết thêm:  vắc xin  được bào chế với mục đích nhằm giúp hệ miễn dịch của cơ thể để  chống lại các ký sinh trùng Plasmodium Falciparum khi lần đầu được đưa vào  máu của có thể vật chủ và/hoặc khi ký sinh trùng xâm nhập vào tế bào gan. Vắc xin này  được bào chế để ngăn  ngừa sự  ký sinh trùng lây lan, phát triển cũng như là nhiều  hoạt động ký sinh trùng ở gan ngay sau khi ký sinh trùng xâm nhập được vào máu và  xâm nhập  vào các tế bào hồng cầu dẫn tới những triệu chứng của bệnh.

Năm 2016 người ta cũng đặt ra nhiều nghi vấn  về vắc xin này khi  một nghiên cứu đã chỉ ra rằng  vắc xin không thực sự bảo vệ chúng ta khỏi sốt rét cũng như chỉ  có thời gian bảo vệ rất ngắn.  Nhhững mũi vắc xin  được tiêm vào thì hiệu lực bảo vệ chỉ được trong vòng 4 năm và giải pháp là bổ sung thêm mũi nhắc lại thứ 4 nhưng điều này thậm chí vẫn không đủ hiệu lực bảo vệ

Nghiên  cứu nghi ngờ về hiệu quả sốt rét hiệu quả của vắc xin

Nghiên cứu được công bố trên tạp National Academy of Sciences đã đưa ra những hình ảnh rất khác nhau  về  RTS,S và các loại vắc xin sốt rét khác đang phát triển.  Nghiên cứu được Viện Y tế quốc gia tài trợ sử dụng phương pháp lấy mẫu DNA để chứng minh rằng ký sinh trùng sốt rét rất da đạng về di truyền học.  Trong số 600 trẻ em bị sốt rét sống Gabon, sốt rét của mỗi đứa trẻ là do một chủng khác nhau của ký sinh trùng với trên 60 gen khác nhau.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng ký sinh trùng sốt rét trao đổi gen trong thời gian giao phối để tạo ra các biến thể mới nhằm mục đích  né tránh được hệ miễn dịch của con người giống như bệnh cúm. Theo giáo sư Karen-một chuyên gia dân số học cho biết  nếu có 10 trẻ nhiễm ký sinh trùng sốt rét  thì đó 10 chủng khác nhau, việc này có nghĩa là ngay kể cả khi còn nhỏ ở các vùng sốt rét lưu hành vẫn tiếp tục bị nhiễm ký sinh trùng này.  Người ta thường so sánh bệnh sốt rét với bệnh cúm  vì chúng đều sản sinh  ra những biến thể mới tạo ra  hàng ngàn chủng khác nhau  khiến cho việc phòng chống bệnh vô cùng phức tạp. Điều đó cũng khiến việc bào chế vắc xin trở lên khó khăn hơn. Nếu như vắc xin đưa ra không  hiệu quả được 100%  với tất cả các chủng thì thậm chí nó còn gây ra những đại dịch khó kiểm soát hơn. Tuy nhiên có một vài ý kiến lại cho rằng, sốt rét không dễ lây như cúm, nếu như những biện pháp kiểm soát muỗi hiệu quả thì việc phòng chống sốt rét sẽ không quá khó kiểm soát.

 

Tỷ lệ nhiễm sốt rét đang có xu hướng giảm

Trong khi sốt rét vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ nhỏ  ở một số nước nhưng nếu như nhìn vào các con số thống kê toàn cầu thì tỷ lệ này đang  trên đà giảm. Báo cáo của WHO cho thấy tỷ lệ hiện mắc của sốt rét  đã giảm được 21% trong vòng 5 năm qua (2010-2015) trong khi tỷ lệ tử vong do sốt rét giảm 29% toàn cầu và 31% ở khu vực Châu Phi

Việc phun thuốc  diệt muỗi trong nhà cũng gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe  con người. Thuốc diệt côn trùng ĐT từ lâu đã bị cấm sử dụng rộng rãi xong một số nước vẫn được phép lưu hành để diệt muỗi điều đó khiến nhiều biến chúng kháng chất diệt của muỗi ra đời. Ngoài ra, người ta còn lo lắng đến những chủng ký sinh trùng kháng thuốc điều trị. Ở nhiều nước,  những thành quả của việc diệt muỗi đang bị đe dọa bởi sự lan rộng của những chủng kháng thuốc. Cho đến nay, artemisinin vẫn là một thuốc điều trị sốt rét tốt nhất, nhưng một số nước ở tiểu vùng sông Mê Kông đã phát hiện ra những chủng ký sinh trùng kháng thuốc. Thêm vào đó, khả năng chống lại bệnh sốt rét còn phụ thuộc vào miễn dịch cơ thể, nước sạch và điều kiện vệ sinh. Nếu muốn  hạ thấp tỷ lệ sốt rét thì tập trung vào ba việc  cơ bản này có lẽ sẽ hiệu quả hơn là dùng vắc xin.

Giải pháp an toàn phòng chống sốt rét

Cuộc chiến chống sốt rét toàn cầu tập trung  vào việc sử dụng hóa chất tiêu diệt muỗi , nằm ngủ trong màn và uống các thuốc chống sốt rét cũng như  việc tiêm vắc xin, Nhưng với tình hình kháng thuốc  đang lan rộng hiện nay thì việc phun thuốc diệt muỗi rõ ràng không còn an toàn và hiệu quả nữa. Triển vọng nhất là vắc xin thì hiện nay vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu do vậy rất nhiều tổ chức đã kêu gọi mọi người sử dụng những phương pháp an toàn hơn, tránh dùng hóa chất để tiêu diệt muỗi. Chương trình này đã được triển khai ở châu  Phi nhằm nâng cao kiến  thức và thực hành về phòng chống sốt rét bao gồm  giảm thiểu khu vực cư trú của muỗi, phát quang bụi rậm, dọn dẹp sạch rác, bể đựng nước có nắp đậy, và nuôi cá diệt ấu trùng bọ gậy.

 

Nếu như việc tiêm vắc xin của WHO  ở châu Phi chỉ giảm được 30% số trẻ bị nhiễm sốt rét thì việc giáo dục các bà mẹ  về những kiến thức vệ sinh  cơ bản sẽ giúp giảm 47% các ca mắc sốt rét. Do đó  để phòng chống sốt rét một cách vững bền vẫn là điều kiện vệ sinh phải được nâng cao, diệt muỗi an toàn và đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ.

Thông tin thêm về vắc xin phòng bệnh sốt rét tại bài viết: Vắc-xin sốt rét mới có hiệu quả trong thử nghiệm trên người

Đào Ngọc - Viện y học ứng dụng Việt Nam (theo mercola)
Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm