I/ Các động tác hít thở:
Chuẩn bị: Chọn một vị trí thoáng mát, không khí trong lành, một chiếc ghế có bành tựa ở sau để khi cần có thể tựa vào (ghế ngồi chắc chắn).
Khi thực hiện các động tác thì ngồi thẳng lưng, tư thế thoải mái, thư giãn để thả lỏng các cơ (không gồng mình). Hai chân đặt bằng và vuông góc với mặt đất, hai tay đặt thoải mái trên 2 đùi.
1/ Thở chúm môi:
Hít vào bằng mũi (mím môi)
Thở ra từ từ bằng miệng chúm môi lại (giống như thổi sáo)
Hít vào 1-2 thì thở ra 1-2-3-4 (gấp đôi lúc hít vào)
Khi hít vào và thở ra không cần gắng sức quá mức mà chỉ cần hít sâu vừa sức cùng với thở ra vừa sức (Nếu hít sâu được thì càng tốt nhưng đừng cố quá sức)
Lặp đi lặp lại động tác hít thở này hàng ngày. Nên tập thường xuyên. Khi nào khó thở hay vận động thì hãy dùng cách hít thở này.
Tập mỗi ngày ít nhất 3 lần (mỗi lần 15 phút). Sau này quen rồi có thể dùng cách thở này liên tục hàng ngày.
Một tay đặt lên ngực, một tay đặt lên bụng (để cảm nhận di động của bụng và ngực)
Hít vào bằng mũi (mím môi), bụng phình ra (tay ở bụng đi lên)
Thở ra từ từ bằng miệng chúm môi lại (giống như thổi sáo), bụng xẹp xuống (tay ở bụng đi xuống).
Hít vào 1-2 thì thở ra 1-2-3-4 (gấp đôi lúc hít vào)
Lặp đi lặp lại động tác hít thở này hàng ngày. Nên tập thường xuyên. Khi nào khó thở hay vận động thì hãy dùng cách hít thở này.
Tập mỗi ngày ít nhất 3 lần (mỗi lần 15 phút). Sau này quen rồi có thể dùng cách thở này liên tục hàng ngày.
Kết hợp 2 động tác hít thở chúm môi và cơ hoành vào một lần để hít thở đều đặn hàng ngày (ít nhất 3 lần một ngày, mỗi lần 15 phút). Động tác hít thở chúm môi thì thường xuyên trong ngày.
2 động tác hít thở này thực hiện được cả lúc ngồi lẫn lúc nằm. (khi nằm luồn 1 gối ôm vào dưới khoeo để chân hơn co lại)
II/ Ho khạc đàm chủ động:
Chuẩn bị: Hít thở cơ hoành và chúm môi kết hợp 5 nhịp trước và sau khi ho.
Hít vào sâu vào, sau đó ép ngực và bụng thở mạnh há miệng ra gằn hơi thở để kích thích ho.
Nhờ người vỗ lưng mỗi khi ho để làm long đàm
Ho 5 lần hoặc ho nếu mệt thì ngừng lại hít thở để lấy lại sức rồi làm lại.
Ho khạc đàm đến lúc nào lấy được đàm ra rồi thì ngừng.
Mỗi ngày nên ho khạc đàm 1-2 lần (sáng và trước khi đi ngủ) và ho khạc đàm thêm mỗi khi thấy có đàm.
Yêu cầu uống nhiều nước, dùng thuốc theo toa để đàm long dễ khạc.
III/ Vận động thể dục:
Hàng ngày đi bộ nhanh (đi nhanh nhất có thể nhưng đừng chạy và cũng không cần phải gắng sức quá mức).
Đi nếu mệt thì dừng lại nghỉ khi nào hết mệt thì đi lại tiếp tục.
Thời gian đi ít nhất 30 phút – 1 giờ. Vào thời gian mát mẻ buổi sáng hoặc buổi tối. Ở khu vực thoải mái an toàn không có xe cộ.
Cùng khám phá cẩm nang du lịch cuối năm khỏe mạnh với những mẹo hữu ích giúp bạn phòng tránh say tàu xe, các bệnh thường gặp và chuẩn bị thuốc men cần thiết. Đảm bảo chuyến đi an toàn và tràn đầy năng lượng!
Sau khi sinh, người mẹ thường tập trung vào việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các vấn đề sức khỏe có thể phát sinh trong giai đoạn này, nhưng nhiều bà không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo sớm.
Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.
Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.
Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.
Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?
Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.