Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tai nạn giao thông đặc biệt dịp nghỉ lễ – những con số đáng báo động toàn cầu

Cứ mỗi dịp nghỉ lễ, đặc biệt là các kỳ nghỉ lễ lớn như nghỉ lễ Tết Nguyên Đán, nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông gia tăng đáng kể so với thời điểm bình thường. Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông dịp Tết tăng đột biến, trong đó hàng đầu đến từ việc sử dụng rượu bia và không chấp hành các quy định của luật giao thông đường bộ. Dưới đây là các con số báo động và các yếu tố ảnh hưởng được Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO) đưa ra trên toàn cầu.

Những con số đáng báo động toàn cầu

  • Xấp xỉ 1,35 triệu người chết mỗi năm về tai nạn giao thông đường bộ. Khoảng 20 đến 50 triệu người mang các thương tật sau khi gặp phải tai nạn giao thông đường bộ.
  • Tai nạn giao thông đường bộ tiêu tốn tại mỗi quốc gia khoảng 3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
  • Hơn 1 nửa các trường hợp tử vong do tai nạn giao thông đường bộ xảy ra ở các trường hợp: người đi bộ, người đi xe đạp, người đi xe máy
  • 93% các trường hợp tử vong trên toàn thế giới xảy ra ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình, mặc dù các quốc gia này chỉ chiếm xấp xỉ 60% số lượng phương tiện giao thông toàn cầu
  • Thương tích do tai nạn giao thông đường bộ dẫn đầu danh sách các nguyên nhân tử vong ở trẻ em và thanh thiếu niên từ 5 – 29 tuổi.

Tai nạn giao thông đường bộ là nguyên nhân dẫn gây ra thiệt hại đáng kể không những cho bản thân cá nhân mà còn cho gia đình, nền kinh tế quốc gia. Những mất mát này phát sinh từ chi phí điều trị cũng như mất năng suất lao động sản xuất bởi những người thiệt mạng hoặc tàn tật vì thương tích của họ, và các thành viên trong gia đình  nghỉ làm hoặc nghỉ học để chăm sóc người bị thương.

Yếu tố nguy cơ?

Tình trạng kinh tế xã hội: hơn 90% tai nạn giao thông đường bộ xảy ra tại các nước thu nhập thấp và trung bình. Tử vong do tai nạn giao thông đường bộ là nguyên nhân gây tử vong cao nhất tại Châu Phi. Thậm chí ở các nước thu nhập cao, những người ở các vùng có tình trạng kinh tế xã hội thấp hơn cũng sẽ có nguy cơ cao hơn gặp phải tai nạn giao thông đường bộ.

Tuổi: các thương tật trong tai nạn giao thông đường bộ dẫn đầu danh sách các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em và thanh thiếu niên từ 5 đến 29 tuổi.

Giới: đối với thanh thiếu niên, nam giới có nguy cơ gặp tai nạn giao thông đường bộ cao hơn nữ giới. Khoảng ¾ các trường hợp tử vong do tai nạn giao thông đường bộ ở thanh thiếu niên dưới 25 tuổi, những người có khả năng thiệt mạng cao gấp 3 lần nữ giới khi gặp phải tai nạn giao thông đường bộ.

Các vấn đề an toàn hiện “chưa an toàn”

Hệ thống đảm bảo an toàn đường bộ có nhiệm vụ đảm bảo an toàn trong việc di chuyển của tất cả các cá nhân sử dụng. Nền tảng của những hệ thống này là đường di chuyển an toàn, hành lang đường bộ an toàn, tốc độ an toàn, phương tiện an toàn, người điều khiển an toàn và tất cả các yếu tố đó phải được giải quyết để giảm tử vong và thương tật do tai nạn giao thông đường bộ.

Tốc độ

  • Tốc độ trung bình gia tăng có liên quan trực tiếp đến việc gia tăng tai nạn giao thông đường bộ và mức độ nghiêm trọng của các tai nạn này. Ví dụ: cứ mỗi 1% gia tăng của tốc độ trung bình sẽ gia tăng 4% khả năng tử vong do tai nạn và 3% mức độ nghiêm trọng của các tai nạn. Nguy cơ tử vong ở người đi bộ do bị ô tô đâm trực diện sẽ tăng nhanh – 4,5 lần khi tốc độ trung bình tăng từ 50km/h lên 65km/h.
  • Khả năng tử vong do tai nạn giữa ô tô với ô tô là 85% nếu ở mức tốc độ 65km/h.

Đồ uống có cồn – chất kích thích

  • Trong các trường hợp sử dụng rượu bia khi lái xe, nguy cơ tai nạn giao thông đường bộ bắt đầu xuất hiện ở mức thấp của nồng độ cồn trong máu (BAC) và gia tăng các dấu hiệu khi lái xe có BAC từ 0,04% đổ lên
  • Trong các trường hợp sử dụng chất gây nghiện khi lái xe, nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông tăng ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào loại thuốc gây nghiện được sử dụng. Ví dụ, nguy cơ xảy ra tai nạn chết người xảy ra ở những người đã sử dụng thuốc chứa amphetamines cao gấp 5 lần nguy cơ của người không sử dụng.

Không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, không thắt dây đai an toàn khi đi ô tô

  • Sử dụng mũ bảo hiểm có thể làm giảm 42% nguy cơ tử vong và 69% nguy cơ tổn thương tại đầu khi xảy ra tai nạn giao thông đường bộ
  • Thắt dây đai an toàn giảm nguy cơ tử vong của người sử dụng ô tô khi xảy ra tai nạn, với 45 – 50% của người ngồi trước và 25% của người ngồi hàng ghế sau
  • Đàm thoại rảnh tay khi lái xe không an toàn hơn dùng tay nghe điện thoại khi láy xe, và nhắn tin trong khi lái xe làm gia tăng khả năng xảy ra tai nạn

Hạ tầng đường bộ không đảm bảo an toàn: hạ tầng giao thông đường bộ nên được thiết kế giúp lái xe tập trung. Điều này có nghĩa cần có đầy đủ cho cả người đi bộ, đi xe đạp, đi xe máy. Việc có các thành phần khác nhau giúp làm giảm nguy cơ chấn thương và tại nạn giữa các đối tượng cùng tham gia giao thông.

Phương tiện không đảm bảo: phương tiện an toàn đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các vụ tai nạn và giảm khả năng chấn thương nghiêm trọng. Có một số quy định của Liên Hợp Quốc về an toàn phương tiện, nếu áp dụng cho các quốc gia theo tiêu chuẩn sản xuất và sản xuất, sẽ có khả năng cứu nhiều mạng sống. Các quy định bao gồm yêu cầu các nhà sản xuất xe phải đáp ứng các quy định về tác động phía trước và bên, bao gồm kiểm soát ổn định điện tử (để tránh lái quá tay) và để đảm bảo túi khí và dây an toàn được trang bị trong tất cả các xe. Nếu không có các tiêu chuẩn cơ bản này, nguy cơ chấn thương giao thông - cả cho những người ngồi trong xe và những người bên ngoài đều gia tăng đáng kể.

Khắc phục sau sự cố không kịp thời: sự chậm trễ trong việc phát hiện và khắc phục cho những người liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ làm tăng mức độ nghiêm trọng của thương tích. Chăm sóc chấn thương sau khi một vụ tai nạn xảy ra rất nhạy cảm với thời gian: chậm trễ 1 phút có thể tạo ra sự khác biệt giữa sự sống và cái chết. Cải thiện chăm sóc sau tai nạn đòi hỏi phải đảm bảo khai thacs tiền sử kịp thời và cải thiện chất lượng của cả khai thác tiền sử và phía bệnh viện, chẳng hạn như thông qua các chương trình đào tạo chuyên gia.

Thực thi luật giao thông không mạnh tay: nếu luật giao thông về lái xe khi uống rượu, đeo dây an toàn, giới hạn tốc độ, mũ bảo hiểm và hạn chế trẻ em không được thực thi, không thể giảm thiểu tử vong và thương tích giao thông đường bộ liên quan đến hành vi cụ thể. Thực thi hiệu quả bao gồm thiết lập, cập nhật thường xuyên và thực thi luật pháp ở cấp quốc gia, thành phố và địa phương nhằm giải quyết các yếu tố rủi ro. Nó cũng bao gồm định nghĩa của hình phạt thích hợp.

Làm gì để giải quyết tai nạn giao thông đường bộ?

Tai nạn giao thông đường bộ có thể được ngăn chặn. Chính phủ cần phải hành động để giải quyết an toàn đường bộ một cách toàn diện. Điều này đòi hỏi sự tham gia của nhiều lĩnh vực như giao thông, cảnh sát, y tế, giáo dục và các hành động nhằm giải quyết sự an toàn của đường di chuyển, xe cộ và người đi đường.

Các biện pháp can thiệp hiệu quả bao gồm thiết kế cơ sở hạ tầng an toàn hơn và kết hợp các tính năng an toàn đường bộ vào quy hoạch sử dụng đất và giao thông, cải thiện các tính năng an toàn của phương tiện, cải thiện khắc phục sự cố sau va chạm cho nạn nhân, thiết lập và thực thi luật và nâng cao nhận thức cộng đồng.

Tham khảo thêm thông tin tại: Rượu bia và hậu quả nghiêm trọng của lái xe khi say xỉn

 

Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm