Có khoảng 15 - 30% số người cao tuổi (NCT) bị chứng rối loạn tiểu tiện, họ thường xuyên có cảm giác muốn đi tiểu, không nhịn được, cho dù lượng nước tiểu trong bàng quang còn ít. Bệnh nhân phải đi tiểu trung bình 1 - 2 giờ một lần, có khi chỉ 15 - 20 phút một lần. Tổng lượng nước tiểu trong ngày vẫn không tăng nhiều so với lúc khỏe mạnh.
Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân làm cho rối loạn tiểu tiện ở NCT. Hệ thống đường tiểu (hệ tiết niệu) bao gồm thận, niệu quản, bàng quang, niệu quản và lỗ đái. Bộ phận nào cũng có thể lâm bệnh, nhưng trong rối loạn tiểu tiện thì nên quan tâm nhất đến bệnh của bàng quang, vì nó là cơ quan chứa nước tiểu và có thể mắc một số bệnh khá rắc rối.
Viêm bàng quang là một trong các căn nguyên gây nên rối loạn tiểu tiện, bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ cao niên, nhưng ở nữ giới thường chiếm tỉ lệ cao hơn. Nguyên nhân thường do nhiễm khuẩn, hay gặp nhất là do vi khuẩn E.coli, cầu khuẩn (Staphylococcus), và hiếm gặp hơn là do vi khuẩn lao (Mycobacterium).
Với bàng quang còn có thể do viêm bàng quang kẽ gây nên hội chứng đau bàng quang, ngoài rối loạn tiểu tiện (tiểu tiện liên tục) còn có thể tức vùng bụng dưới, mỗi lần đi tiểu đau, rát, thêm vào đó có thể gây rối loạn giấc ngủ, đau đầu, mệt mỏi. Nguyên nhân của viêm bàng quang kẽ ở NCT cho đến nay chưa được xác định một cách chắc chắn, vì vậy, vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Bệnh sa bàng quang cũng gây nên tiểu liên tục. Bệnh thường gặp do cơ sàn chậu hông và dây chằng bị yếu bởi sinh đẻ nhiều lúc đương thời (nữ giới), ho kéo dài trong các bệnh phổi (viêm phế quản mãn tính, hen suyễn, giãn phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính), biểu hiện đi tiểu liên tục, đi tiểu xong vẫn chưa thấy dễ chịu, đau bộ phận sinh dục, đau âm đạo (nữ giới) và đau thắt lưng. Rối loạn tiểu tiện ở NCT còn có thể do bệnh của tiền liệt tuyến (nam giới) như phì đại tiền liệt tuyến, viêm tiền liệt tuyến, hoặc ung thư tiền liệt tuyến là những bệnh gây nên rối loạn tiểu tiện cả ban ngày lẫn ban đêm.
Rối loạn tiểu tiện còn có thể do mắc chứng ngưng thở khi ngủ kéo dài (khoảng trên 30 giây), bệnh đái tháo đường, bệnh suy tuyến giáp ở NCT. Đối với bệnh đái tháo đường, do lượng đường trong máu không được kiểm soát, tăng cao, sẽ gây tổn thương đến hệ thần kinh, gây mất cảm giác, không điều khiển cơ bắp dẫn đến đi tiểu nhiều, són tiểu. Bệnh suy tuyến giáp trạng, nếu không được điều trị sẽ dần dần làm giảm chức năng tuyến giáp, ảnh hưởng trực tiếp đến chuyển hóa và gây ra nhiều biến chứng, trong đó có các loại bệnh về bàng quang gây rối loạn tiểu tiện (tiểu rắt, buốt, tiểu nhiều lần cả ngày và đêm).
Ngoài ra, khi NCT tăng trọng lượng, nhất là có hiện tượng béo phì cũng có liên quan đến sức khỏe của bàng quang. Bởi vì, khi dư thừa trọng lượng cơ thể sẽ tác động lên cơ sàn chậu hông và lâu dần các cơ này bị suy yếu (đặc biệt là cơ bộ phận tiết niệu) làm rối loạn tiểu tiện, và có thể gây nên hiện tượng rò rỉ nước tiểu (tiểu són) nhất là khi cười, ho, hắt hơi. Ngoài ra, rối loạn tiểu tiện còn có thể do đang dùng thuốc lợi tiểu hoặc thuốc an thần, hoặc gặp ở NCT bị lú lẫn, rối loạn tâm thần.
Điều trị và phòng ngừa như thế nào?
Rối loạn tiểu tiện ở NCT là một chứng bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, do đó, việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, khi mắc chứng rối loạn tiểu tiện cần đi khám bệnh ở các cớ sở y tế có đủ điều kiện để tìm ra nguyên nhân. Người bệnh không nên quá lo lắng và nên tuân theo chỉ định điều trị, tư vấn của bác sĩ khám bệnh. Nếu đang dùng các thuốc như: lợi tiểu, an thần... thì cần xin ý kiến của bác sĩ xem có nên giảm liều hoặc ngừng thuốc hay không. Đối với người tiểu tiện không tự chủ do không nhịn được (dễ tè ra quần) khi chưa kịp vào nhà vệ sinh thì mỗi khi buồn tiểu, không nên ra nhà vệ sinh ngay mà cố gắng nhịn khoảng 5 phút rồi hãy đi. Lúc đầu có thể tè ra quần, nhưng sau đó bàng quang sẽ quen dần cho đến khi có thể chủ động đi tiểu được.
Lời khuyên của thầy thuốc
Cần vệ sinh bộ phận tiết niệu ngoài sạch hàng ngày, nhất là nữ giới để tránh mắc bệnh viêm đường tiết niệu. Luyện tập cơ thể thường xuyên, đúng động tác, chọn phương pháp phù hợp với từng người là hết sức cần thiết, trong đó nên lưu ý phương pháp đi bộ vì không tốn kém, dễ thực hiện. Những người có điều kiện thì nên chọn cho mình chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế ăn tinh bột ngọt, mỡ động vật, tăng cường ăn rau, trái cây để tránh béo phì và tạo cho việc tiêu hóa tốt.
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.