Quầng mắt màu thâm, đen khiến cả khuôn mặt nhìn buồn bã và không có thần. Theo nghiên cứu quầng thâm đen do thận bị suy nhược gây ra. Thận yếu sẽ khiến vùng da dưới mắt bị tối, khô và thiếu sinh khí.
Có nhiều nguyên nhân khiến quầng mắt bị thâm đen đó là cơ thể quá mệt mỏi, thức khuya, có cuộc sống sinh hoạt không điều độ. Ngoài ra tâm trạng mệt mỏi, suy nghĩ nhiều hay buồn bã cũng khiến cho mắt trở nên tối, buồn bã. Vì vậy cần thay đổi tâm trạng tích cực hơn và có cuộc sống sinh hoạt lành mạnh hơn.
2. Dấu hiệu của bệnh gan
Mắt có quầng thâm đen là một biểu hiện bên ngoài của bệnh gan mãn tính, đặc biệt khi chức năng gan bị suy yếu trong thời gian dài, hoặc ở người bị phù gan mắt càng xuất hiện quầng thâm đen lâu.
Khoảng 20% người bị bệnh gan thường xuất hiện quầng thâm mắt ở những vùng cơ thể lộ ra ngoài như khuôn mặt, vùng quanh mắt…
Những người có dấu hiệu này cần nên đi khám và chữa trị kịp thời. Ngoài ra cần thay đỏi chế độ ăn uống và tĩnh dưỡng. Cần cung cấp dưỡng chất cần thiết bổ sung cho gan bên cạnh việc phục hồi lại các tế bào gan đã bị tổn thương, hồi phục lại chức năng gan.
Nên nạp nhiều protein cho cơ thể, để đảm bảo cung cấp đủ cho việc hồi phục và tái sinh của các tế bào gan. Nên ăn nhiều thịt, trứng, và chế phẩm từ sữa.
3. Kinh nguyệt không đều
Đồi với chị em phụ nữ, việc xuất hiện quầng thâm mắt trong thời gian dài cũng gây ra nỗi ám ảnh và thiếu tự tin. Bởi quầng thâm mắt làm cho khuôn mặt trở nên thiếu sức sống, nhìn buồn bã và già trước tuổi. Quầng thâm mắt có thể do các bạn nữ đang gặp các vấn đề về kinh nguyệt.
Theo Đông y, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh là do hàn khí bị ách tắc, khiến khí huyết không lưu thông. Quầng thâm mắt cũng là biểu hiện bên ngoài của việc khí huyết không lưu thông trong cơ thể.
Ngoài ra, lượng kinh ra quá nhiều, hoặc chị em có hiện tượng xuất huyết tử cung cũng dễ bị quầng thâm mắt.
4. Dấu hiệu của bệnh dạ dày mãn tính
Quầng thâm mắt cũng là dấu hiệu cho thấy dạ dày của bạn đang gặp nhiều vấn đề. 0Những người bị viêm dạ dày mãn tính nếu chức năng tiêu hoá, hấp thụ bị suy giảm trong thời gian dài, dạ dày bị viêm đi viêm lại nhiều lần, quầng thâm mắt sẽ càng nặng hơn.
Người bị suy nhược thần kinh, có bệnh về nội tạng cũng dễ xuất hiện quầng thâm mắt.
Cách phòng tránh: Bệnh viêm dạ dày mãn tính, ngoài việc chữa trị, quan trọng nhất là việc cân bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Cần có chế độ ăn uống hợp lý, kiêng ăn uống quá nhiều, quá no, cần chú ý vệ sinh thực phẩm, không để dạ dày vốn bị suy nhược lại phải chịu thêm kích thích. Khi dạ dày ổn định, quầng thâm mắt sẽ tự biến mất.
5. Dấu hiệu mũi có vấn đề
Quầng thâm mắt cũng có liên quan đến các vấn đề về mũi. Nếu ngày nào ngủ dậy bạn cũng hắt xì, chảy nước mũi trong thời gian dài sẽ khiến tĩnh mạch phía dưới mắt bị chảy máu làm xuất hiện quầng thâm. Do đó, nếu mũi bạn quá mẫn cảm, dễ bị viêm sẽ rất dễ làm xuất hiện quầng thâm mắt.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Những cách đơn giản giúp bảo vệ đôi mắt