Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Protein trong hải quỳ có thể chữa bệnh điếc

Các tế bào lông ở tai trong có vai trò then chốt cho khả năng nghe ở động vật có vú. Khi chúng bị hư hại, khả năng thính giác sẽ suy giảm. Tuy nhiên, một protein trong hải quỳ có thể khôi phục các tế bào này.

Hải quỳ có khả năng tự phục hồi cơ thể khi bị tổn thương Ảnh chụp màn hình Irish Examiner

Khi sinh ra, con người có khoảng 50.000 tế bào lông ở tai trong. Chúng có chức năng chuyển các rung động âm thanh thành tín hiệu thần kinh truyền đến não bộ. Khi bị tác động bởi tiếng ồn lớn, tuổi tác hay bệnh tật, các tế bào này bị hư hỏng.

Trong thí nghiệm trên chuột, các nhà khoa học tại Đại học Louisiana (Mỹ) phát hiện một loại protein có trong hải quỳ có thể giúp phục hồi nhanh chóng tế bào lông, theo Irish Examiner.

Trong tự nhiên, hải quỳ là sinh vật biển có thể tự mọc lại các mô bị mất. Thậm chí, chúng có thể tự phục hồi dù cơ thể bị rách một nửa. Các tế bào lông nhạy cảm bao quanh xúc tu giúp hải quỳ phát hiện con mồi bằng cách cảm nhận rụng động trong nước biển.

Nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Glen Watson đã chiết xuất một loại protein có trong chất nhầy bao phủ quanh hải quỳ. Chất nhầy này được cho là chìa khóa cho khả năng tái sinh của chúng.

Sau đó, họ làm hỏng tế bào lông ở tai trong của chuột. Khi được tiếp xúc với protein chiết xuất từ hải quỳ, các tế bào lông bị hư hại bắt đầu hồi phục.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Journal of Experimental Biology. Các nhà khoa học kỳ vọng những phát hiện đột phá sẽ mang lại phương pháp chữa trị hiệu quả cho những người bị mất thính giác nghiêm trọng.

Ngọc Quý - Theo Thanh Niên
Bình luận
Tin mới
  • 18/09/2024

    Mỗi phút tiếp xúc ánh sáng xanh phá hủy hàng triệu tế bào nhãn cầu

    Công nghệ xâm nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống khiến hầu hết trẻ em ngày nay dành hàng giờ liền trước các thiết bị số như điện thoại, tivi và máy tính bảng.

  • 18/09/2024

    Nên bắt đầu cho trẻ tập luyện thể thao như thế nào?

    Bất cứ độ tuổi nào cũng cần tập luyện thể thao vì tập luyện thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Trẻ em có thể bắt đầu tập luyện thể thao từ rất sớm để hình thành thói quen tập luyện hàng ngày cho trẻ.

  • 17/09/2024

    Ngủ 6 tiếng mỗi ngày có được coi là đủ?

    Việc cắt bớt thời gian ngủ có thể gây nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe.

  • 17/09/2024

    Giải mã những hiểu lầm về Vitamin K2

    Vitamin K2, còn được gọi là menaquinone, là một loại vitamin thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương và tim mạch. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hiểu lầm xung quanh tác dụng của vitamin này.

  • 16/09/2024

    Làm thế nào để tăng cường khả năng ghi nhớ?

    Việc mắc kẹt trong thói quen lặp đi lặp lại có thể khiến chức năng nhận thức, ghi nhớ bị suy giảm.

  • 16/09/2024

    7 cách phòng ngừa tăng huyết áp

    Huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tăng huyết áp có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận, cùng nhiều nguy cơ sức khỏe khác.

  • 15/09/2024

    5 thói quen làm suy yếu hệ miễn dịch

    Một số thói quen tưởng chừng lành mạnh lại có thể âm thầm làm suy yếu hệ miễn dịch, ảnh hưởng xấu tới sức đề kháng và sức khỏe nói chung.

  • 15/09/2024

    Bổ sung vitamin K đúng cách cho trẻ em

    Vitamin K, cùng với các vitamin A, D, E là các vitamin tan trong dầu, đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe trẻ em. Nếu như đối với các vitamin khác, hầu hết phụ huynh đều có ý thức bổ sung cho trẻ thông qua chế độ ăn và sử dụng các loại thực phẩm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ, thì với vitamin K, đặc biệt là vitamin K2, nhiều phụ huynh vẫn còn băn khoăn về việc có nên bổ sung vitamin K cho trẻ hay không và bổ sung như thế nào cho hợp lý?

Xem thêm