Các chuyên gia về dị ứng trên trang The Health đưa ra một số khuyến cáo đối với người bị dị ứng, đặc biệt là dị ứng phấn hoa vào mùa hè như sau:
1. Nếu bạn bị dị ứng phấn hoa, hãy bịt khẩu trang và đeo kính khi ra đường
Kính râm không chỉ bảo vệ bạn khỏi phấn hoa mà còn làm dịu cho đôi mắt dưới ánh nắng mặt trời. Cũng nên tránh cắt tỉa cây cối hoặc làm vườn vì phấn của hoa sẽ dễ vương vào người bạn. Nếu bị dị ứng với nấm, cách tốt nhất là tránh xa khu vườn trồng nấm.
Rory Carlin, công tác tại tổ chức Halfords Autocentres cho biết, những hạt phấn li ti của hoa dễ bám vào quần áo, da và tóc của chúng ta để phát tán khắp nhà. Vì thế, đừng treo quần áo ở bên ngoài, còn nếu bạn có việc phải ra ngoài thì hãy tắm rửa, gội đầu và thay quần áo trước khi vào nhà.
2. Ăn nhiều mật ong và tỏi
Mật ong được biết đến với công dụng làm giảm các triệu chứng dị ứng do các tác nhân từ môi trường. Tỏi sống là một loại thuốc chống lại dị ứng tự nhiên. Bên cạnh đó, dầu cá mòi và cá thu là nguồn giàu omega-3, có tác dụng làm giảm các phản ứng viêm.
3. Dùng vải flanen lạnh đắp lên mắt
Nếu mắt bạn bị ngứa, hãy nằm xuống, hít thở sâu và thả lỏng cơ thể. Một nghiên cứu năm 2005 ở Thụy Sĩ nhận thấy các triệu chứng dị ứng và sốt đã giảm ở những bệnh nhân được "thôi miên" bằng phương pháp này.
4. Rèn luyện hệ thống miễn dịch
Nếu đến bệnh viện chữa dị ứng mà không khỏi, bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn cách áp dụng liệu pháp chữa trị bằng miễn dịch, chẳng hạn như gây tê. Theo đó, bệnh nhân được cho sử dụng thuốc gây dị ứng vào các khoảng thời gian trong năm bằng cách tiêm hoặc nhỏ giọt vào lưỡi. Phương pháp này giúp cho hệ thống miễn dịch trở nên mạnh hơn và có thể chịu được các chất gây dị ứng.
5. Đừng đợi cho đến khi có triệu chứng mới uống thuốc
Hãy dùng thuốc trị dị ứng, chẳng hạn như thuốc kháng histamine trước khi xuất hiện các triệu chứng dị ứng. Hầu hết mọi người nhận ra những bệnh dị ứng trong một khoảng thời gian nhất định vào mùa xuân hay mùa hè, phụ thuộc vào việc họ bị dị ứng với phấn hoa của cây (vào đầu mùa), cỏ và hoa (giữa mùa) hay nấm (vào cuối mùa). Thuốc chữa dị ứng hoạt động bằng cách ngăn chặn các phản ứng hóa học trong cơ thể trước khi triệu chứng dị ứng xảy ra.
Sultan Dajani, đến từ Hiệp hội Dược phẩm Hoàng gia Anh cho biết: “Thuốc dị ứng thông thường phát huy tác dụng thực sự sau 2 hoặc 3 ngày uống. Do đó hãy dùng thuốc trước khi các triệu chứng bắt đầu”.
6. Xịt nước rửa mũi
Xịt nước muối để vệ sinh mũi giúp làm giảm các phản ứng dị ứng và làm sạch mũi trước khi dùng thuốc xịt. Nếu bị dị ứng phấn hoa, bạn nên bôi một loại kem nào đó như Vaseline xung quanh lỗ mũi để ngăn chặn phấn hoa bay vào.
7. Tìm hiểu thêm về loại thuốc bạn dùng
Hãy dùng thuốc đúng cách để tránh những nguy cơ làm bệnh nặng hơn. Chẳng hạn, dùng thuốc xịt mũi sẽ phản tác dụng nếu bạn hít sâu hoặc nuốt thuốc. Hãy nghiêng đầu về phía trước, chỉ xịt vào lỗ mũi, theo hướng vào thái dương. Nếu bạn đang dùng thuốc điều trị dị ứng phấn hoa thì cũng đừng ngưng xịt mũi. Thuốc xịt mũi khá an toàn nên bạn phải dùng chúng suốt mùa mà bạn bị dị ứng để đạt được hiệu quả tối ưu.
8. Cẩn thận với các loại hạt và trái kiwi
Ăn trái cây và các loại hạt sẽ làm cho tình trạng dị ứng trở nên tồi tệ hơn. Một số người mắc bệnh sốt mùa hè, đặc biệt là những người dị ứng với phấn hoa cũng sẽ bị dị ứng với quả tươi và các loại hạt của nó. Những loại quả có thể gây dị ứng là táo, kiwi, đào, hạnh nhân và hạt phỉ.
“Trái cây và các loại hạt là một phiên bản khổng lồ của phấn hoa nhưng khi chế biến thành món ăn, chúng có thể chấp nhận được”, tiến sĩ Stephen Till, chuyên gia tư vấn về Dị ứng tại trường King London cho biết.
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.