Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều nên tránh khi mang thai tháng thứ 7

Mang thai tháng thứ 7 là lúc mẹ bầu bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ. Thời gian này bạn bắt đầu phải làm nhiều siêu âm và xét nghiệm hơn, tâm lý cũng trở nên lo lắng hơn. Do đó, những điều nên tránh khi mang thai tháng thứ 7 lại càng cần mẹ bầu thận trọng.

Mang thai tháng thứ 7 cần chú ý những gì không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Ảnh minh họa.
 
Mang thai tháng thứ 7 là giai đoạn mà thai nhi phát triển khá toàn diện. Nhu cầu dinh dưỡng cho cả mẹ và bé ở giai đoạn này cũng khá cao. Ở tháng thứ 7, bé đã hình thành mắt. Lỗ mũi bé đã khai thông, khuôn mặt đã có thể nhìn rõ, nhưng lớp mỡ dưới da vẫn chưa đủ, da vẫn màu hồng đậm và nhiều nếp nhăn; phần ngực bắt đầu phát triển và có thể tự khống chế tác động của bản thân. Trong thời kỳ này, bà bầu cần chú ý bổ sung những dưỡng chất cần thiết để thai nhi phát triển và đồng thời tuân thủ những điều nên tránh khi mang thai tháng thứ 7.
 
Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 7
 
Tại thời điểm này, cơ thể bạn đã tăng thêm từ 7-9 kg. Trong giai đoạn này, bé đang phát triển hàng tỷ tế bào thần kinh não và trong cơ thể tăng cường một khối lượng mỡ đáng kể để chuẩn bị cho cuộc sống ở thế giới bên ngoài. Những điều nên tránh khi mang thai tháng thứ 7 chính là tránh ăn thực phẩm sống/ mặn.
 
Thai phụ cần hạn chế không ăn các thực phẩm tái chín, gỏi sống sẽ ẩn chứa nhiều nguy cơ gây bệnh và ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Mang thai tháng thứ 7 nên ăn gì hay mang thai bất cứ tháng nào cũng cần “ăn chín uống sôi” để bảo vệ cho bản thân và cả thai nhi. Bạn cũng nên thường xuyên kiểm soát lượng muối trong khẩu phần vì ăn nhiều muối vì dễ gây tăng huyết áp. Hạn chế các món chứa nhiều muối như xúc xích, lạp xưởng, thịt hun khói…
 
Đặc biệt, mẹ bầu cần tránh xa các chất kích thích. Hút thuốc/ngửi khói thuốc hay uống rượu/uống café liều lượng cao đều gây hại đến thai nhi. Hút thuốc lá hoặc hít thờ không khí có khói thuốc lá có thể gây đẻ thiếu cân, ảnh hưởng đến phổi, hệ hô hấp. Rượu có thể gây ngộ độc thai nhi. Uống café quá liều lượng cho phép cũng ảnh hưởng đến sự phát triển não của trẻ. Bên cạnh đó, mang thai tháng thứ 7 bạn nên tránh uống nước có gas hay các loại nước giải khát có đường quá nhiều để không mắc tiểu đường thai kỳ.
 
 
 Trái cây có màu đỏ, rau củ màu xanh đậm và ít đường luôn là thực phẩm dinh dưỡng lý tưởng cho bà bầu. Ảnh minh họa.
 
Hoạt động khi mang thai tháng thứ 7
 
Những điều nên tránh khi mang thai tháng thứ 7 là mẹ bầu không nên mang vác những vật nặng. Việc nhấc vật nặng lên cao, mang vác, hoặc kiễng chân với đồ trên cao hoặc cúi thấp bê vật nặng có thể gây sẩy thai. Với những việc này, bạn nên nhờ chồng hoặc người nhà làm giúp để đảm bảo an toàn cho hai mẹ con.
 
Phụ nữ mang thai sức khỏe tốt vẫn có thể đi làm bình thường. Tránh tiếp xúc với máy tính quá lâu. Ngồi hoặc đứng quá nhiều. Bạn vẫn có thể tập thể dục hay leo cầu thang nếu không cảm thấy quá sức. Mang thai tháng thứ 7 cần chú ý những gì giúp thoải mái tinh thần. Không nên thức khuya và coi phim kinh dị. Tránh đọc những chuyện không vui, cần suy nghĩ tích cực và giữ tinh thần thoải mái cho bé khỏe mạnh.
 
Làm đẹp khi mang thai tháng thứ 7
 
Bạn có thể đắp một miếng dưa leo hoặc túi trà lọc ướp lạnh để giảm tình trạng bọng mắt sau khi ngủ dậy khi mang thai tháng thứ 7. Tránh sử dụng mỹ phẩm có hóa chất độc hại. Bạn nên ưu tiên chọn quần áo và giày dép tạo cảm giác dễ chịu và tăng cường bổ sung thêm nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C.
 
Giai đoạn này bạn cũng có thể làm đẹp cho thai nhi từ trong bụng bằng cách mua sắm vài thứ cần thiết. Đây là thời điểm thích hợp để lên danh sách những thứ cần chuẩn bị trước khi sinh rất lý tưởng cho mẹ bầu.
 
Không hoạt động nặng hay tập thể dục quá sức là những điều nên tránh khi mang thai tháng thứ 7. Ảnh minh họa.
 
Khám bác sĩ khi mang thai tháng thứ 7
 
Mang thai tháng thứ 7 bị chuột rút, mang thai tháng thứ 7 bị tiêu chảy, hay mang thai tháng thứ 7 buồn nôn bạn cũng không được tự ý dùng thuốc. Cho dù là thuốc tây y, hoặc thuốc đông y nhưng không có ý kiến của bác sĩ vốn hiểu biết về thai nghén thì bạn không thể sử dụng.
 
Bạn cần đi khám thai đều đặn. Khi có thai, cần hết sức thận trọng khi chiếu, chụp điện vì rất dễ gây rối loạn phát triển thai. Tia X-quang có thể khiến thai nhi bị dị tật, gây sảy thai...
 
Những điều nên tránh khi mang thai tháng thứ 7 khác
 
Bạn nên kiêng “yêu” nếu như bạn thấy có những dấu hiệu sau: ra máu hoặc chất dịch màu hồng ở cửa mình, khi đã có cơn co dạ con, hoặc khi đã ra nước ối. Bất cứ khi nào bạn thấy khó chịu, không có hứng thú thì không nên quan hệ. Bởi vì bạn có thể “yêu” bù vào lúc khác hợp lý hơn.
 
Xoa bụng hoặc nặn sữa: Xoa bụng kích thích tử cung gò, dễ gây sảy thai. Bạn có thể đặt tay lên bụng và ve vuốt bé một chút, nhưng đừng xoa bụng thường xuyên. Nặn sữa, xoa ngực cũng kích thích cơn gò tử cung, khiến em bé khó chịu dễ sinh non.
 
Theo SKTĐ
Bình luận
Tin mới
  • 05/10/2024

    Vitamin K1 và K2: trẻ sơ sinh nên bổ sung loại nào?

    Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 04/10/2024

    Tắm khoáng nóng có giúp giảm cân không?

    Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.

  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

  • 30/09/2024

    Thừa cân béo phì ở trẻ em

    Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

  • 30/09/2024

    Suy thận ở trẻ em

    Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Xem thêm