Tính riêng từ đầu năm 2015 đã có 41 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận sự lưu hành vi rút Zika), trong đó Lào là nước mới nhất ghi nhận có sự lưu hành của vi rút Zika (theo rà soát số liệu giai đoạn 2014-2015).
Có 3 quốc gia ghi nhận ca bệnh có thể lây truyền qua đường tình dục do không có sự lưu hành của muỗi Aedes gồm Pháp, Italia và Hoa Kỳ.
Bản đồ các quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận sự lưu hành vi rút Zika 2007-2016
Sự liên quan giữa nhiễm vi rút Zika và chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh
Đến nay, đã có ít nhất 5.909 trường hợp mắc chứng đầu nhỏ hoặc bất thường hệ thống thần kinh trung ương được thông báo tại Brasil với 139 trường hợp tử vong. Trong khi đó trong giai đoạn 2001-2014 chỉ ghi nhận trung bình 163 trường hợp/năm. Trong số này có 31 trường hợp được khẳng định có liên quan đến sự nhiễm vi rút Zika, 96 trường hợp đang được tiếp tục điều tra và 12 trường hợp không có sự liên quan.
Vụ dịch do vi rút Zika trong thời gian từ 3/2014 đến 5/2015 tại French Polynesia cũng được thông báo có sự gia tăng các trường hợp bất thường hệ thống thần kinh trung ương với 19 trường hợp được thông báo, trong đó có 8 trường hợp mắc chứng đầu nhỏ, trong khi trước đó chỉ ghi nhận trung bình 0-2 trường hợp/năm.
Có hai nghiên cứu độc lập gần đây trong phòng xét nghiệm về sự tác động của vi rút Zika với tế bào não do các nhà khoa học của Brasil và Trường đại học Johns Hopkins cho thấy vi rút có thể xâm nhập và tấn công hủy hoại tế bào não làm tế bào não không thể tiếp tục phát triển. Đây là bằng chứng quan trọng về mối liên quan giữa vi rút Zika và chứng đầu nhỏ.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cũng lưu ý kết quả trong phòng xét nghiệm có thể sẽ không giống như thực tế xảy ra trên cơ thể người. Do đó đến nay Tổ chức Y tế thế giới vẫn chưa khẳng định chắc chắn về mối liên quan giữa vi rút Zika và chứng đầu nhỏ và cần có thêm những bằng chứng khoa học để khẳng định.
Các quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận trường hợp mắc chứng đầu nhỏ 2013-2016
Trong bối cảnh vi rút Zika đang lưu hành tại nhiều quốc gia trên thế giới, có 9 quốc gia, vùng lãnh thổ thông báo ghi nhận hoặc có sự gia tăng trường hợp mắc hội chứng Guillain-Barré.
Quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận trường hợp mắc hội chứng GBS 2013-2016
Trong năm 2015, Brasil ghi nhận 1.708 trường hợp mắc hội chứng Guillain-Barré, tăng 19% so với năm 2014 mặc dù không phải tăng ở tất cả các bang thuộc Brasil.
Tại Colombia, có 201 trường hợp mắc hội chứng Guillain-Barré có tiền sử nghi nhiễm vi rút Zika được ghi nhận trong vòng 9 tuần (tính đến ngày 14/02/2016). Đến nay, không có trường hợp nào mắc hội chứng Guillain-Barré xác định có nhiễm vi rút Zika.
Năm 2013-2014, tại French Polynesia đã xảy ra vụ dịch do vi rút Zika, trong đó có 42 bệnh nhân mắc hội chứng Guillain-Barré. Có 88% số trường hợp có biểu hiện triệu chứng nhiễm vi rút Zika trước khi có biểu hiện hội chứng Guillain-Barré. Một nghiên cứu thực hiện theo phương pháp nghiên cứu bệnh – chứng tại French Polynesia được công bố gần đây cho thấy có mối liên quan khá rõ ràng giữa việc nhiễm vi rút Zika và mắc hội chứng Guillain-Barré. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế thế giới thông báo vẫn cần có thêm những bằng chứng khoa học để khẳng định mối liên quan này.
Đến nay, Việt Nam vẫn chưa ghi nhận trường hợp mắc vi rút Zika xâm nhập vào nước ta cũng như chưa phát hiện sự lây truyền vi rút Zika tại cộng đồng; tuy nhiên trong bối cảnh các nước trong khu vực đã ghi nhận các trường hợp mắc bệnh do vi rút Zika xâm nhập hoặc có sự lây truyền vi rút Zika như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, đặc biệt là Cam pu chia, Lào, Trung Quốc, những nước có chung đường biên giới với nước ta, nguy cơ vi rút Zika xâm nhập vào nước ta và bùng phát thành dịch là rất lớn.
Để chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch do vi rút Zika tại cộng đồng, sáng ngày 05/3/2016, Bộ Y tế phối hợp Ủy Ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức phát động Chiến dịch “Người dân tự diệt muỗi, lăng quăng để phòng bệnh do vi rút Zika và sốt xuất huyết” nhằm kêu gọi mỗi người dân, gia đình và cộng đồng cũng như các ban, ngành đoàn thể, tổ chức hãy nêu cao vai trò trách nhiệm trong việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.
Tại lễ Phát động chiến dịch, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã kêu gọi mỗi người dân “hàng tuần hãy giành ra nửa giờ đồng hồ để tiến hành lật úp các dụng cụ, thu dọn các vật dụng phế thải xung quanh nhà như vỏ chai, lon, hộp bia nước ngọt, lốp xe, vật dụng phế thải…, thay nước bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn…, vì chính các vật dụng này có khả năng chứa nước và là ổ chứa, nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh do vi rút Zika và sốt xuất huyết. Việc thực hiện các hành động nêu trên không phải chỉ phòng bệnh cho cộng đồng mà cho chính bản thân và gia đình.”
Trong bối cảnh dịch bệnh do vi rút Zika tiếp tục diễn biến phức tạp và có nguy cơ xâm nhập vào nước ta; thêm vào đó một số quốc gia cũng đã ghi nhận sự gia tăng các trường hợp mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục làm tăng nguy cơ lây lan vi rút Zika nếu không áp dụng các biện pháp tình dục an toàn, đặc biệt đối với phụ nữ đang mang thai. Để chủ động phòng chống bệnh do vi rút Zika xâm nhập và lây lan tại nước ta, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:
1. Phụ nữ có thai hoặc dự định có thai trong vòng 6 tháng tới không nên đến các quốc gia đang có dịch bệnh do vi rút Zika khi không cần thiết.
Danh sách các quốc gia lưu hành hoặc ghi nhận vi rút Zika được cập nhật trên Website của Cục Y tế dự phòng: http:www.vncdc.gov.vn
2. Người đi/đến/về từ quốc gia đang có dịch bệnh do vi rút Zika chủ động theo dõi sức khỏe trong vòng 12 ngày, nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe hãy đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị. Điện thoại đường dây nóng: 0989, 671. 115.
3. Người trở về từ quốc gia đang có dịch bệnh do vi rút Zika, cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục hoặc không quan hệ tình dục với vợ (bạn tình) đang trong quá trình mang thai hoặc dự định có thai để tránh những biến chứng có thể xảy ra đối với thai nhi.
4. Để phòng chống bệnh do vi rút Zika, người dân hãy áp dụng các biện pháp chống muỗi đốt, chủ động diệt muỗi và bọ gậy (loăng quăng).
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.