Theo sách Hải Thượng: “Củ cải, cải củ, là la bặc căn, vị ngọt, hơi đắng, không độc, tác dụng long đàm, tiêu thũng, phá ứ thông tê trừ bệnh lỵ”. Củ cải trắng có protid, glucid, xenluloza, canxi, photpho, sắt; vitamin B1, B2, PP, C… đều là dưỡng chất rất cần thiết với sức khỏe. Sau đây là một số bài thuốc dược thiện từ củ cải.
Chữa chứng béo phì, thừa cân: Dùng bài “Củ cải kho cá chép, trôi”: củ cải, cá trôi hoặc cá chép, củ kiệu, hành, gừng, tiêu, đường, gia vị vừa đủ kho ăn. Trị chứng béo phì mệt mỏi, bụng đầy, ăn kém, ho đàm, ngực sườn đầy tức.
Chữa huyết áp tăng, âm hư hỏa vượng: Dùng bài “Củ cải kho đậu hũ”: củ cải, đậu hũ chiên vàng, nấm rơm, nước tương, tỏi, tiêu, gia vị vừa đủ kho ăn… Dùng tốt cho người âm hư, người gầy, đau đầu, chóng mặt, tăng huyết áp.
Củ cải xào trứng gà là món ăn tốt cho người viêm đại tràng do thấp trệ.
Trị viêm đại tràng do thấp trệ: Dùng bài “Củ cải xào trứng gà”: củ cải, trứng gà, hành hoa, rau mùi, gia vị vừa đủ xào ăn. Trị chứng bụng đầy đau, đại tiện được đỡ đau, rối loạn tiêu hóa.
Chữa ho đàm nhiều: Dùng bài “Củ cải nấu canh phổi heo”: củ cải, phổi heo, thịt heo, dầu ăn, hành, ngò, gia vị. Củ cải thái lát, phổi heo băm nhỏ xào thơm, cho nước gia vị, rau vừa đủ nấu canh ăn. Trị các chứng ho khan, ho cảm, suyễn ho lâu ngày.
Chữa tiêu chảy do thương thực: Dùng bài “Canh củ cải cà rốt”: củ cải, cà rốt, móng nhỏ chân heo, hành ngò, gia vị hầm ăn. Trị chứng bụng đầy, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, lỵ, viêm ruột…
Chữa lão suy: Dùng bài “Củ cải nấu canh dưỡng sinh”: củ cải, cà rốt, nấm đông cô, ngưu bàng mỗi vị 50g, gia vị vừa đủ hầm bằng nồi thủy tinh hay nồi sứ. Trị lão suy, tiểu đường, huyết áp, viêm nhiễm lâu ngày, rối loạn chuyển hóa…
Trị chứng tay chân tê: Dùng bài “Củ cải nấu canh tôm”: củ cải thái sợi, tôm lột vỏ, rau ngò, tiêu, gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Trị chứng khắp người da thịt tê, dương hư, ngón tay chân tê, nhức mỏi.
Chữa mỡ trong máu cao: Dùng bài “Củ cải luộc chấm kho quẹt”: củ cải, cà rốt đều cắt lát dọc, mắm, thịt ba chỉ, tôm, hành, tiêu, tỏi giã làm mắm gia vị vừa đủ luộc chín chấm mắm ăn. Trị chứng tăng mỡ máu, mập phì, người nóng, hông sườn đầy tức.
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.