Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mờ mắt đột ngột - nhiều bệnh lý nguy hiểm

Có nhiều nguyên nhân khiến mắt bị mờ nhòe đột ngột, trong đó có những lý do đáng lo ngại có thể dẫn tới mất thị lực, thậm chí có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Mờ mắt đột ngột - nhiều bệnh lý nguy hiểm

Nhiều người chủ quan cho rằng mắt bị mờ nhìn nhòe là do tuổi già bị lão hóa hoặc do xem tivi, các thiết bị điện tử...

Mờ mắt đột ngột

Ảnh minh họa

Đái tháo đường:

Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể làm hỏng các mạch máu nhỏ ở võng mạc, phần cảm nhận ánh sáng của mắt. Lúc đầu bệnh có thể không có triệu chứng hoặc chỉ có vấn đề tầm nhìn nhẹ. Tuy nhiên cuối cùng, bệnh võng mạc đái tháo đường có thể dẫn đến mù lòa. Điều trị sớm là cách tốt nhất để tránh khỏi tổn thương vĩnh viễn. Vì vậy, người bệnh đái tháo đường cần kiểm tra mắt định kỳ để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời.

Đột quỵ:

Đột quỵ cũng có thể khiến cho người bệnh bị mờ mắt đột ngột. Đây là một trong những dấu hiệu quan trọng cảnh báo cơn đột quỵ là sự thay đổi đột ngột về thị lực nhưng không đau đớn. Người bệnh có thể gặp phải tình trạng nhìn mờ, nhìn đôi hoặc đột nhiên mất thị giác. Ngoài ra, người bệnh còn có các triệu chứng khác như: chóng mặt, méo mặt, nói lắp, lú lẫn, yếu, tê ở một cánh tay, mất khả năng thăng bằng.

U não:

U não là một bệnh thường gặp của các bệnh thần kinh ngoại khoa. Bình thường có một tĩnh mạch dẫn máu về não, nhưng khi áp lực não tăng, khiến cho việc dẫn máu về não gặp trở ngại, dẫn tới bị phù nề tắc nghẽn, làm tổn thương tế bào thị giác trên võng mạc thị đáy mắt, làm giảm thị lực khiến bệnh nhân bị mờ mắt đột ngột. Nghiêm trọng hơn, võng mạc thị đáy mắt có dạng điểm, dạng tia và vầng thậm chí dẫn tới xuất huyết dạng ngọn lửa, nhìn các vật chỉ lờ mờ, thậm chí bị lòa. Ngoài ra, bệnh nhân bị u não còn có các dấu hiệu khác như: lơ mơ, hay nhức đầu, buồn nôn, động kinh...

Mờ mắt đột ngột

U não khiến cho việc dẫn máu về não gặp trở ngại

Tăng huyết áp:

Ngoài những biến chứng ở tim mạch như nhồi máu cơ tim, suy tim, gây tổn thương ở não, thận, mạch máu, tăng huyết áp còn dẫn đến nhiều biến chứng ở mắt. Huyết áp tăng cao kéo dài hoặc tăng đột ngột sẽ làm tổn thương hệ thống mạch máu ở võng mạc. Thành mạch máu bị tổn thương khiến các thành phần của máu thoát ra khỏi mạch máu. Xuất huyết, dịch thoát ra trên võng mạc gây phù võng mạc, lipid thoát ra trên võng mạc tạo thành xuất tiết. Đồng thời, mạch máu co lại gây thiếu máu ở võng mạc, thần kinh thị giác. Tất cả những tổn thương này dẫn đến mờ mắt. Người trẻ tuổi thường không biết mình bị tăng huyết áp nên khi có những triệu chứng này, chủ quan không nghĩ là do biến chứng của tăng huyết áp. Thông thường, người bệnh chỉ cảm thấy triệu chứng không rõ ràng như: đau ngực, thở ngắn, khó thở khi vận động, khó thở vào ban đêm và khó thở lúc hồi hộp. Bệnh có thể để lại những tổn thương trầm trọng gây suy giảm thị lực nặng và không hồi phục.

Nhiễm khuẩn, viêm xoang:

Một số bệnh nhiễm trùng ở xoang sàng, do bệnh lý viêm răng hàm mặt, nhiễm virút sởi, thủy đậu khiến bệnh nhân bị mờ mắt đột ngột do viêm thần kinh thị giác. Những người viêm thần kinh thị giác có thể mờ một hoặc cả hai mắt, mạch xơ cứng rải rác; trước đó những người này có các triệu chứng cơ năng như: giảm thị lực, mờ, ám điểm trước mắt, liếc đau, đồng tử giãn...

Lời khuyên của thầy thuốc:

Để giảm những ảnh hưởng cho bệnh nhân về chức năng thị giác cũng như tâm lý lo âu, khi nghi ngờ và phát hiện mắt mờ đột ngột người bệnh cần được khám chuyên khoa mắt và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Bác sĩ nhãn khoa sẽ tư vấn về kế hoạch điều trị nhằm mang lại thị lực cao nhất.
ThS.BS. NGUYỄN VĂN HOÀNG - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm