Herpes là gì?
Herpes là một loại bệnh lây truyền qua đường tình dục bởi một loại virus có tên là HSV - Herpes simplex virus. Có 2 loại virus Herpes:
HSV-1 thường gây bệnh ở da, niêm mạc, phần trên cơ thể như mắt, mũi, miệng. HSV-2 gây bệnh ở da, niêm mạc bộ phận sinh dục.
Nhiễm virus herpes xảy ra như thế nào?
Như đã nói ở trên, herpes thường gây bệnh ở bộ phận sinh dục, môi, miệng nhưng cũng có thể gây bệnh ở da ngực, mặc dù ít phổ biến. Virus herpes có thể lây từ các vết loét trong khi quan hệ tình dục qua âm đạo, miệng hoặc hậu môn. Virus cũng có thể xâm nhập đến da vùng ngực gây các vết loét, rộp trên da.
Triệu chứng
Herpes ở trên ngực biểu hiện giống như các vết loét, mụn phồng rộp có dịch, có thể tập trung thành chùm. Trong lần mắc đầu tiên, bệnh nhân có thể có thêm các dấu hiệu như bị cúm. Những đợt tái phát của Herpes có thể xuất hiện hiều lần, nhất là Herpes môi.
Ở những người nhiễm HIV, các triệu chứng sẽ rầm rộ, nặng nề hơn do hệ thống miễn dịch suy yếu.
Biểu hiện của herpes ở ngực khá giống với nhiễm nấm, vi khuẩn hoặc tắc tuyến sữa, do vậy bạn nên đi khám sớm ngay khi có biểu hiện bất thường trên da ngực để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Mẹ nhiễm virus herpes có thể nuôi con bằng sữa mẹ không?
Một phụ nữ nhiễm bệnh herpes sinh dục có thể cho con bú mà không truyền sang con. Virus herpes không thể truyền sang cho trẻ qua đường bú sữa mẹ. Tuy nhiên trẻ có thể bị bệnh khi chạm vào vết loét, rộp trên vú mẹ.
Theo viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ, mẹ có vết loét herpes trên ngực thì không nên cho con bú. Thay vào đó, hãy vắt sữa cho trẻ uống và phải đảm bảo dụng cụ vắt sữa không được chạm vào vết loét trên ngực mẹ, cũng như luôn rửa tay sạch trươc skhi vắt sữa.
Một đứa trẻ được cho bú trong khi mẹ nhiễm herpes ở ngực có nguy cơ bị virus xâm nhập, gây tổn thương đến hệ thống thần kinh của trẻ nhỏ. Do vậy, khi người mẹ nghi ngờ hoặc được chẩn đoán herpes ở ngực, cần ngừng cho con bú bên ngực có tổn thương.
Bên cạnh đó, bé hoàn toàn có thể bị tiếp xúc với virus Herper từ vết loét của mẹ thông qua quần áo, đồ dùng, tay chân của mẹ. Do vậy bạn cần lưu ý rửa tay sạch, đảm bảo vệ sinh quần áo, đồ dùng...
Và đừng quên, cách tốt nhất để tránh nguy cơ lây nhiễm cho bé là bạn hãy đi khám bác sỹ ngay khi thấy có những dấu hiệu của bệnh, bác sỹ sẽ chẩn đoán và điều trị kịp thời cho bạn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nhiễm herpes ở trẻ em
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.