Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu những tác động của thời kỳ mãn kinh đến sức khỏe xương của bạn và những cách thức bạn có thể làm để cải thiện nguy cơ loãng xương.
Tại sao thời kỳ mãn kinh lại ảnh hưởng xấu đến xương của bạn?
Estrogen là hormone quan trọng trong việc duy trì trạng thái khỏe mạnh của xương. Trong thời kỳ tiền mãn kinh, nồng độ estrogen của bạn bắt đầu giảm dần và giảm thấp dần khi bạn mãn kinh. Estrogen chịu trách nhiệm duy trì mật độ xương và sự khỏe mạnh của xương. Khi mật độ xương của bạn giảm xuống có nghĩa là tình trạng loãng xương bắt đầu, xương sẽ trở nên yếu đi và nguy cơ gãy xương trở nên cao hơn .
Mãn kinh sớm (trước 40 tuổi) có thể làm tăng thêm những nguy cơ này. Những phụ nữ đã cắt bỏ buồng trứng sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh về xương.
Đôi khi, một số yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của xương tại thời điểm tiền mãn kinh/ mãn kinh nhạy cảm này, bao gồm: tiền sử gia đình mắc bệnh loãng xương; hoặc thường xuyên dùng các loại thuốc như steroid để điều trị bệnh hen suyễn. Những loại thuốc này cũng có thể làm giảm mật độ và sức mạnh của xương.
Đọc thêm tại bài viết: Cách giúp xương chắc khỏe tuổi mãn kinh
Loãng xương - vấn đề thường gặp trong thời kỳ mãn kinh
Mãn kinh làm xương yếu hơn, dẫn đến một tình trạng gọi là loãng xương, khiến bạn có nguy cơ bị gãy xương cao hơn.
Thông thường, bạn được chẩn đoán mắc bệnh loãng xương khi bạn không may bị gãy xương sau khi mãn kinh và phải đi khám. Nhưng đôi khi những biểu hiện của loãng xương khó nhận biết hơn, ví dụ như khi xương cột sống bị yếu đi cũng có thể khiến tư thế của bạn thay đổi, lưng sẽ cong xuống, gù lên và bạn có thể thấy mình bị giảm chiều cao.
Bác sĩ sẽ khám và chỉ định làm xét nghiệm (ví dụ: đo mật độ xương) để phát hiện xem bạn có bắt đầu phát triển các dấu hiệu sớm của bệnh loãng xương hay không. Nếu bác sỹ khám thấy các dấu hiệu giảm mật độ xương, có nghĩa là bạn đã bước vào giai đoạn đầu tiên của bệnh loãng xương.
Nếu bác sĩ phát hiện tình trạng thiếu xương ở giai đoạn đầu này thì có thể sẽ sử dụng một số phương pháp giúp bạn ngăn ngừa tình trạng này phát triển thành bệnh loãng xương. Bao gồm, điều trị thuốc và hướng dẫn bạn thay đổi lối sống.
Làm thế nào bạn có thể chăm sóc sức khỏe xương của mình sau thời kỳ mãn kinh?
Liệu pháp thay thế hormone - HRT
Bác sĩ có thể cân nhắc xem liệu bạn có nên cho bạn dùng HRT (liệu pháp thay thế hormone) hay không. Liệu pháp này bao gồm việc uống bổ sung hormone sinh dục nữ, có thể giúp tăng mức estrogen, từ đó làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh đối với phụ nữ sau mãn kinh, bao gồm cả bệnh loãng xương.
Tập luyện
Thay đổi một số thói quen trong lối sống cũng có thể hữu ích. Bắt đầu một thói quen tập luyện thể dục thường xuyên và nhất quán là rất quan trọng ở giai đoạn này của cuộc đời. Tập luyện thể dục có thể giúp chống lại tình trạng mất đi sức mạnh và mật độ xương mà bạn gặp phải sau khi mãn kinh.
Một số bài tập bạn có thể thử bao gồm:
Ngay cả những việc như đứng lên khỏi ghế mà không cần dùng tay và làm việc nhà cũng có thể giúp làm xương khỏe mạnh hơn.
Đọc thêm tại bài viết: Cách điều trị, phòng ngừa loãng xương ở người cao tuổi
Chế độ ăn
Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh là quan trọng ở mọi lứa tuổi. Nhưng khi bạn bước vào thời kỳ mãn kinh, bạn phải ăn một chế độ ăn uống giúp xương chắc khỏe. Điều này có nghĩa là bạn phải nạp nhiều protein vì nó giúp xây dựng cơ bắp khỏe mạnh. Và cơ bắp khỏe mạnh cũng có thể giúp hỗ trợ xương của bạn.
Bạn cũng cần đảm bảo rằng bạn đang nhận đủ lượng canxi trong chế độ ăn uống của mình. Canxi giúp bạn duy trì mật độ xương, vì vậy bạn nên tiêu thụ các sản phẩm từ sữa thường xuyên. Nếu bạn có chế độ ăn thuần thực vật, hãy tham khảo các loại sữa làm từ hạt xem khả năng bổ sung canxi như thế nào.
Một khoáng chất khác cần thiết cho sức khỏe của xương là Vitamin D. Bạn có thể tìm thấy Vitamin D trong dầu cá và lòng đỏ trứng, nhưng nguồn vitamin D tốt nhất là ánh nắng mặt trời, vì vậy hãy tăng cường các hoạt động dưới ánh nắng mặt trời như làm việc, đi bộ, đạp xe, đi dã ngoại.
Bước vào thời kỳ mãn kinh có thể là một khoảng thời gian khó khăn đối với bạn, nhưng bạn có thể biết rằng ăn uống lành mạnh và vận động nhiều hơn có thể giúp giảm thiểu rủi ro về sức khỏe, bao gồm cả loãng xương.
Nếu còn băn khoăn, hãy tới gặp bác sĩ để tìm hiểu những cách tốt nhất giúp bạn giảm thiểu nguy cơ loãng xương trong giai đoạn nhạy cảm này.
Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.
Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.
Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.
Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.
Suy thận thường được coi là bệnh của người lớn tuổi nhưng thực tế, các yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống không lành mạnh ở một bộ phận người trẻ có thể âm thầm dẫn đến suy thận.
Trong suốt lịch sử y học, tiêm chủng được coi là một trong những phát minh quan trọng nhất, mang lại khả năng phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn tồn tại không ít lo ngại và hiểu lầm về quy trình và tác dụng của việc tiêm vaccine.
Vitamin D3 (cholecalciferol) là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu, có vai trò trung tâm trong quá trình khoáng hóa xương, chuyển hóa canxi–phospho, hỗ trợ hệ miễn dịch, điều hòa nội tiết và góp phần phòng ngừa nhiều bệnh mạn tính. Các thụ thể vitamin D được tìm thấy ở hầu hết các mô trong cơ thể, cho thấy phạm vi ảnh hưởng sinh học rất rộng của vitamin D(1).
Mùa hè với ánh nắng gay gắt là thời điểm làn da dễ bị tổn thương nhất. Vậy làm sao để bảo vệ da không bị bắt nắng, duy trì làn da khỏe mạnh và sáng mịn?