Một ví dụ điển hình là lách (hay còn gọi lá lách), một cơ quan khá "bí ẩn" với rất nhiều người. Cá rằng bạn (và rất nhiều người xung quanh) không thể xác định chính xác lách nằm ở đâu trên cơ thể mình.
Câu hỏi là: Lách có vai trò gì? Vì sao chúng ta cần nó? Và quan trọng nhất (chỉ trong bài viết này thôi), liệu chúng ta có thể sống mà không cần đến nó hay không?
Câu trả lời là... chúng ta có thể. Nhưng đừng hiểu nhầm điều này đồng nghĩa với lá lách của chúng ta hoàn toàn vô dụng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ quan bí ẩn này.
"Cơ quan còn sót lại"
Trong những lớp khoa học hay giải phẫu học thời phổ thông, có thể bạn đã nghe về cái gọi là "Cơ quan còn sót lại". Cơ quan còn sót lại" (vestigial organs) là một thuật ngữ dùng để chỉ những bộ phận không thực hiện bất cứ chức năng đáng kể nào trong cơ thể con người, động vật hay côn trùng. Những bộ phận này là tàn tích còn sót lại trong quá trình tiến hóa của chúng ta, vô dụng hoặc cần thiết (không đáng kể) đến sự tồn tại. Từ lâu, chúng đã được coi là bằng chứng của sự tiến hóa cho thấy sự khác biệt giữa con người hiện đại và tổ tiên của chúng ta.
Lá lách và ruột thừa là hai bộ phận "còn sót lại" nổi tiếng nhất trong cơ thể, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng thực sự có giá trị với sức khỏe của chúng ta. Chúng ta sẽ không chết nếu thiếu chúng, nhưng sự tồn tại của chúng trong cơ thể cũng không phải là một ý tưởng tồi đâu.
Lá lách của chúng ta
Cho những ai chưa biết, lá lách là một cơ quan có hình dạng như cái nắm tay nằm ở góc phần tư phía trên bên trái bụng, bao bọc bởi khung xương sườn và vị trí khá gần dạ dày.
Mặc dù được xem như một cơ quan còn sót lại những thập kỷ trước, tuy nhiên gần đây các nhà khoa học đã phát hiện lách có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khi bạn nhiễm bệnh, lá lách có thể giúp lọc máu, lấy các tế bào máu xấu và tái sử dụng chúng cho những mục đích khác. Ngoài ra, lá lách còn là kho lưu trữ các tế bào bạch cầu và tiểu cầu để cung cấp bất cứ khi nào hệ miễn dịch cần.
Gần đây nữa, các nhà nghiên cứu còn phát hiện lá lách còn là nơi lưu trữ các bạch cầu đơn nhân (monocytes), một dạng của tế bào máu trắng, khi trưởng thành có thể biệt hóa thành đại thực bào tại các mô khác nhau của cơ thể và các khu vực nhiễm bệnh để ăn các mầm bệnh và ngăn tổn thương mô. Điều này rất quan trọng với những người có vấn đề liên quan đến tim, bởi vì các bạch cầu đơn nhân sẽ giúp chữa lành các mô tim khi cơn đau tim xảy ra.
Cuối cùng, lá lách còn là vũ khí hiệu quả chống lại các vi khuẩn đặc thù, bao gồm một số bệnh nhiễm trùng nguy hiểm và phổ biến nhất mà cơ thể chúng ta có thể mắc phải, chẳng hạn những vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não và viêm phổi.
May mắn thay, lá lách không phải là thành phần duy nhất của hệ miễn dịch và chỉ 40% bạch cầu đơn nhân lưu trú ở đây. Nói cách khác, hệ miễn dịch sẽ không bị tê liệt nếu thiếu lá lách, nhưng cũng sẽ hoạt động không hiệu quả.
Cuộc sống không lá lách
Trong một số trường hợp như vỡ lá lách, lách sung phù (do bệnh gan hay liên quan đến bạch cầu đơn nhân), số lượng tiểu cầu thấp hoặc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, các bác sĩ sẽ yêu cầu cắt bỏ lá lách. Phẫu thuật cắt lá lách tương đối dễ dàng, nhưng chúng ta cũng rất "dễ dàng" để bỏ qua những vấn đề nghiêm trọng liên quan với lá lách của mình, bởi vì nó hay biểu hiện ra ngoài những triệu chứng dường như chẳng liên quan (như ho không rõ nguyên nhân, nhức đầu, đau họng, buồn ngủ, sốt và ớn lạnh).
Sau khi lá lách bị cắt đi, có một số việc cần phải làm để đảm bảo sức khỏe cho bạn ổn định lâu dài. Bạn cần quan tâm hơn đến việc phòng tránh các bệnh nhiễm trùng và phải luôn chú ý đến những triệu chứng dù là nhỏ nhất vì nó có thể báo hiệu những vấn đề lớn hơn. Một liều vắc xin để chống lại bệnh viêm phổi do cầu khuẩn là cần thiết bởi vì nó có thể gây chết người, và phụ thuộc vào bác sĩ của bạn, có thể bạn sẽ cần thêm vài liều vắc xin để đối phó với nhiễm khuẩn Haemophilus hay viêm màng não.
Nếu con bạn cần phẫu thuật cắt bỏ lá lách, những đợt trị liệu bằng kháng sinh dài hạn là rất quan trọng để tránh nhiễm trùng đường máu, và có thể dừng lại khi chúng đến tuổi trưởng thành. Không có lá lách, bạn sẽ phải đối mặt thường xuyên với những nguy cơ tiềm ẩn khi du lịch.
Ở một nơi xa lạ, những chủng vi khuẩn mới sẽ khiến hệ miễn dịch của bạn gặp khó khăn để đối phó và xử lý một cách hiệu quả. Bí quyết là luôn mang theo kháng sinh và mau chóng tìm đến các cơ sở y tế khi phát hiện những dấu hiệu nhiễm bệnh đầu tiên.
Như bạn có thể thấy, cuộc sống không lá lách vẩn sẽ "ổn" nhưng chắc chắn không phải ý tưởng hay. Cơ thể chúng ta là một cỗ máy phức tạp và chỉ hoạt động tốt khi tất cả các bộ phận thể hiện được vai trò. May mắn, chúng ta có những hệ thống cơ quan vô cùng thông minh có thể bù đắp cho sự thiếu hụt hoặc các bộ phận khiếm khuyết, miễn là chúng có chút gì đó "hơi" còn sót lại.
Lời khuyên tốt nhất là hãy giữ lá lách ở nơi chúng thuộc về - bên trong cơ thể bạn. Nhưng nếu điều tồi tệ xảy ra và bạn cần nói lời tạm biệt với lá lách của bạn, đây cũng không phải ngày tàn của thế giới... hay cuộc đời bạn.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.