Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Khám phá cử động của thai nhi trong bụng mẹ

Đá, cuộn, nhào lộn, hắt xì, nấc cụt…là những gì mẹ thường hình dung về bé trong bụng. Khám phá cử động của thai nhi trong bụng mẹ sẽ đem đến những điều thú vị các mẹ về sự thật hoạt động của thai nhi trong bụng mẹ qua từng giai đoạn.

Cảm nhận con đang cuộn, vặn người, đấm, đá hay nấc cục trong bụng mẹ là một trong những kỉ niệm hạnh phúc nhất trong quá trình mang thai (và nó cũng giúp bạn quên đi những triệu chứng khó chịu trong 9 tháng mang thai như ợ nóng, bàn chân sưng húp, đau lưng…). Những chuyển động của con nhắc bạn rằng có một mầm sống kì diệu đang phát triển bên trong bạn.
 Bạn có thể có những thắc mắc, nghi ngờ về những chuyển động của thai nhi trong suốt thai kỳ như số lần thai cử động như vậy có đủ không? Có quá nhiều không? Sao giống như con tôi có 4 cái chân vậy (chắc chắn bạn sẽ cảm giác như vậy khi thấy những cú đá của con).
Mặc dù mỗi thai nhi có những chuyển động khác nhau nhưng vẫn có những cách chung để hiểu được những gì đang diễn ra trong bụng mẹ và những gì mẹ cần chú ý trong 9 tháng thai kỳ.
 
Ảnh minh họa.
 
Chuyển động của thai nhi trong giai đoạn 3 tháng đầu
Từ những tuần đầu tiên của thai kỳ cho đến cuối tháng thứ ba (khi máy siêu âm bắt được nhịp tim của thai nhi) là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh đến mức kinh ngạc. Nhưng ở giai đoạn này bạn chưa thể cảm nhận được bất kỳ chuyển động nào của thai nhi cho dù có mang thai đôi hay thai ba (ngoại trừ các triệu chứng buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu ...) vì thai nhi còn quá nhỏ và ở sâu trong sự bảo vệ của màng tử cung.
 
Chuyển động của thai nhi trong giai đoạn 3 tháng giữa
Tháng thứ 4: Bước vào giai đoạn 3 tháng giữa thai kì, bé bắt đầu biết mút tay, đá và quẫy trong bụng mẹ. Khi nào mẹ có thể thực sự cảm nhận được những chuyển động của bé nhỉ? Một số mẹ bầu (đặc biệt là những người gầy hoặc những người đã có con trước đó) có thể cảm thấy những chuyển động đầu tiên của con sớm nhất vào tháng thứ 4. Hầu hết các bà mẹ sẽ không cảm thấy phản ứng động đậy hay co giật (giống như cảm giác bị co thắt cơ) cho đến vài tuần sau đó.
Tháng thứ 5: Hầu hết các mẹ đều cảm thấy những chuyển động co người, cựa quậy của bé yêu trong bụng. Chuyển động của thai nhi trong bụng mẹ sẽ dần tăng lên thành những cú hích, cuộn khi cơ thể bé lớn hơn và những kỹ năng vận động phát triển hơn.
Vì thai nhi còn nhỏ nên khoảng không gian trong bụng mẹ vẫn còn đủ rộng để bé có thể xoay qua xoay lại. Đến khi bạn bắt đầu cảm thấy những cú đá và huých vào thành bụng, đừng lo lắng nếu môt hôm nào đó bạn di chuyển nhiều và không thấy bé cử động trong một hay hai ngày.
Vì lúc này thai nhi còn khá nhỏ nên mẹ không thường xuyên cảm nhận được cử động của con. (Lưu ý: Nếu đến giữa tháng thứ năm bạn vẫn không cảm thấy bất kỳ cử động nào của bé, bạn nên hẹn bác sĩ để siêu âm xem tình trạng của bé như thế nào).
Tháng thứ 6: Bạn sẽ cảm nhận chuyển động của thai nhi nhiều hơn, rõ hơn. Chân bé bắt đầu cử động linh hoạt hơn vì vậy có thể bạn cảm nhận được bàn chân bé chạm vào bụng mẹ. Ban ngày khi bạn đi lại vận động sẽ tạo ra trạng thái rung có thể ru bé ngủ và do thường tập trung vào nhiều thứ khác nên bạn sẽ cảm thấy bé hoạt động nhiều nhất sau khi mẹ bắt đầu nghỉ ngơi vào buổi tối.
 
Ảnh minh họa.
 
Chuyển động của thai nhi trong giai đoạn 3 tháng cuối
Tháng thứ 7: Bé lớn hơn và không gian trong bụng mẹ bắt đầu chật chội hơn nhưng vẫn có đủ chỗ cho bé xoay. Cử động của bé giờ rất mạnh và những cú huých, đấm, đá rất khỏe và rõ rệt. Mỗi bé có những cách cử động khác nhau, nên đừng so sánh cử động của bé với các bé khác hoặc với lần mang thai trước của mình. Đừng lo lắng bé đang có những cử động bất thường, điều đó không có nghĩa là con bạn sau này sinh ra sẽ quá hiếu động.
Bạn sẽ không chỉ cảm thấy những cú đá và đấm trong thời gian này. Bạn có cảm nhận được rung động thường xuyên giật nhẹ nhưng theo nhịp? Đó là trạng thái bé nấc cụt đấy. Hiện tượng thai nhi nấc cụt là hoàn toàn bình thường. Thời gian thai nhi bị nấc kéo dài khoảng 3-15 phút, mỗi ngày bé có thể nấc vài ba lần.
Lưu ý cho mẹ: Sau tuần thứ 28, bạn có thể cảm thấy hoạt động của thai nhi mỗi ngày. Hãy dành một chút thời gian 2 lần một ngày để đếm số lần chuyển động của thai nhi. Nếu bạn đếm được 10 chuyển động của bé trong 1 giờ hoặc ít hơn tức là bé đang khỏe mạnh bình thường. Nếu bạn không đếm được 10 chuyển động trong vòng 1 giờ, có thể do bé đang ngủ, hãy ăn nhẹ để đánh thức bé dậy, nằm xuống, và tiếp tục đếm; nếu phải mất hơn 2 giờ để đếm được 10 chuyển động của bé thì bạn cần đến bác sĩ để kiểm tra.
Tháng thứ 8: Bé đã tăng cân và lớn hơn rất nhiều rồi, bụng mẹ giờ đây giống như chiếc tủ quần áo chật chội. Vì thế, những cú nhào lộn sẽ ít đi, nhưng bạn sẽ tiếp tục cảm nhận được bé xoay, huých khuỷu tay, đá đầu gối vào thành bụng. Nếu cảm thấy chuyển động của tên “siêu quậy” làm bụng bạn khó chịu, hãy thử thay đổi tư thế: nếu đang đứng, hãy ngồi xuống hoặc nằm nghiêng sang bên, bé cũng sẽ thay đổi tư thế theo và chuyển động khác đi. Ở thời điểm này, bạn thậm chí có thể tương tác với bé yêu. Nếu bạn nhìn thấy một cái gì đó nhô lên giống như đầu gối hay bàn chân, hãy ấn nhẹ vào đó sẽ thấy bé co lại rồi nhô ra một lần nữa.
Lưu ý cho mẹ: Tiếp tục đếm chuyển động của thai nhi, nhưng mẹ cũng cần biết rằng ở giai đoạn này bé đã có chu kỳ ngủ và thức. Đôi khi bé yên ắng vì bé đang có giấc ngủ sâu. Bạn có thể đánh thức bé bằng cách ăn nhẹ một ít snack hoặc hoa quả. Nếu bạn không cảm thấy 10 chuyển động của bé trong vòng hai giờ cần liên lạc với bác sĩ để kiểm tra.
Tháng thứ 9: Kích thước và cân nặng đã tăng lên rất nhiều, bé nằm khít trong bụng mẹ. Những cú đá sẽ không còn nữa vì không đủ chỗ nhưng cử động cuộn, xoay vẫn còn. Thỉnh thoảng để gây sự chú ý với mẹ, chân bé sẽ thúc vào cạnh sườn khiến bạn thấy đau, hãy di chuyển nhẹ nhàng hoặc thay đổi tư thế sẽ giúp bạn đỡ đau hơn.
Lưu ý cho mẹ: cần chú ý đến những thay đổi của bé, tiếp tục đếm cử động thai một vài lần một ngày và liên hệ bác sĩ nếu số lần cử động giảm đột ngột.
Khi đầu bé đã cố định trong khung xương chậu của mẹ ở tư thế chuẩn bị ra đời, trong khoảng 2-3 tuần trước khi sinh nở, các hoạt động của bé có thể có những thay đổi. Bạn sẽ cảm thấy khá rõ mỗi khi bé xoay đầu, đầu bé sẽ chạm vào cổ tử cung của mẹ nhưng chân bé không thúc vào cạnh sườn nữa.
Những tuần cuối cùng khi sinh, mỗi bé sẽ có trạng thái khác nhau, có bé sẽ chuyển động ít đi, có bé vẫn chuyển động tích cực cho đến khi chào đời.
 
 
Theo SKTĐ/Bana Houz
Bình luận
Tin mới
  • 02/05/2024

    Người làm việc ca đêm tăng nguy cơ bị béo phì

    Ngoài giấc ngủ bị gián đoạn, những người làm việc ban đêm còn phải đối mặt với thói quen ăn uống bị thay đổi, giảm hoạt động thể chất và sự thay đổi nội tiết tố, góp phần làm tăng nguy cơ béo phì. Người làm ca đêm cần chú ý chăm sóc cơ thể nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng, đảm bảo sức khoẻ để làm việc hiệu quả, an toàn.

  • 02/05/2024

    4 dấu hiệu trên da "tố" bạn có thể bị dị ứng rượu

    Bạn có thể đã nghe nói về dị ứng đậu phộng, sữa hoặc đậu nành, nhưng bạn đã bao giờ gặp thuật ngữ dị ứng rượu chưa? Cũng giống các loại dị ứng thực phẩm khác, dị ứng rượu là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm.

  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

  • 02/05/2024

    Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già nhờ 8 thói quen lành mạnh

    Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer hiện chưa có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh ngay từ sớm để giảm nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức khi về già.

  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

Xem thêm