Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ðiều nên biết khi thay khớp nhân tạo

Trước khi quyết định phẫu thuật thay khớp nhân tạo, người bệnh cần chuẩn bị những gì?

Phẫu thuật thay khớp nhân tạo đem lại hiệu quả cao, cải thiện chức năng khớp, chất lượng cuộc sống cho người bệnh và ngày càng trở nên phổ biến trong chuyên ngành chấn thương chỉnh hình. 

Phẫu thuật thay khớp nhân tạo là phẫu thuật lấy bỏ toàn bộ diện khớp bệnh lý và thay thế bằng khớp nhân tạo. Cấu tạo của khớp nhân tạo khác nhau ở những khớp khác nhau. Vật liệu để làm khớp nhân tạo có tính thích ứng sinh học với cơ thể người bệnh, chống được sự mài mòn, sự thoái hóa và chịu tải trọng cao.

Khi nào cần thay khớp nhân tạo?

Phẫu thuật thay khớp nhân tạo thường được chỉ định cho những bệnh lý thoái hóa khớp, bệnh lý hoại tử vô khuẩn xương và một số loại gãy xương phạm khớp ở người cao tuổi. Ngoài ra phẫu thuật thay khớp nhân tạo còn được mở rộng cho những trường hợp khác nhưng cần được đánh giá kỹ lưỡng bởi những phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình giàu kinh nghiệm. Phẫu thuật thay khớp nhân tạo giúp người bệnh hết đau, lấy lại được biên độ vận động và phục hồi chức năng khớp bị hỏng.

Phẫu thuật thay khớp nhân tạo có thể được tiến hành ở hầu hết tất cả các khớp trên cơ thể con người: khớp háng, khớp gối, khớp vai, khớp ngón tay, khớp cổ chân, khớp khuỷu...

ieu-nen-biet-khi-thay-khop-nhan-tao-1

Khớp nhân tạo chụp trên phim Xquang.

Chống chỉ định tuyệt đối của phẫu thuật thay khớp nhân tạo là người bệnh có tình trạng nhiễm khuẩn toàn thân hoặc tại chỗ đang tiến triển. Các bệnh lý nền và bệnh lý kèm theo của người bệnh có thể làm tăng nguy cơ khi thực hiện gây mê và phẫu thuật nên sẽ được các thầy thuốc đánh giá và cân nhắc khi thăm khám người bệnh.

Để quyết định thay khớp nhân tạo cho người bệnh, người thầy thuốc phải thăm khám kỹ lưỡng người bệnh để đánh giá tình trạng toàn thân, tình trạng khớp bị bệnh, đặc biệt là các triệu chứng gây phiền toái cho người bệnh, biên độ vận động của khớp, độ vững của khớp và sức mạnh của các gân cơ bên chi thể bị bệnh. Chụp Xquang là xét nghiệm cần thiết để đánh giá tổn thương xương và khớp và là căn cứ để người thầy thuốc lên kế hoạch phẫu thuật.

Người bệnh cần chuẩn bị những gì?

Bác sĩ gây mê và bác sĩ phẫu thuật có thể yêu cầu người bệnh dừng một số thuốc hay thực phẩm chức năng mà người bệnh sử dụng trước khi tiến hành gây mê phẫu thuật, bởi vậy người bệnh cần thông báo cho thầy thuốc biết các thuốc và thực phẩm chức năng mà người bệnh đang dùng khi đến thăm khám với thầy thuốc.

ieu-nen-biet-khi-thay-khop-nhan-tao-2

Một ca phẫu thuật thay khớp nhân tạo.

Sau phẫu thuật người bệnh cần một giai đoạn phục hồi chức năng để phục hồi lại biên độ và chức năng của khớp. Trong giai đoạn này người bệnh cần có người trợ giúp việc nhà trong những tuần đầu sau mổ; cần sử dụng các phương tiện hỗ trợ đi lại như khung tập đi, nạng, gậy; cần thu xếp đồ đạc trong nhà cho gọn gàng sao cho thuận lợi cho việc sinh hoạt hàng ngày.

Điều quan trọng là người bệnh cần được chuẩn bị về tâm lý trước khi tiến hành gây mê phẫu thuật. Người bệnh và người nhà cùng phối hợp tốt với nhân viên y tế trong giai đoạn phục hồi chức năng để có được kết quả mong muốn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những sự thật bạn cần biết về việc thay khớp

ThS. BS. Đỗ Văn Minh - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 04/07/2025

    Bổ sung creatine đúng cách để cải thiện sức khỏe

    Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.

  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa giúp làm dịu triệu chứng bệnh chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

Xem thêm